Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-11519-10

Đóng gói:

Hộp 2 vỉ x 10 viên, hôph 10 vỉ x 10 viên nén bao phim

Tiêu chuẩn:

DĐVN III

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1

Loại thuốc:

Thuốc chống viêm

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn:  Liều uống thông thường để giảm đau: 1,2 - 1,8 g/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ, với liều duy trì 0,6 - 1,2 g/ngày đã có hiệu quả. Nếu cần, liều có thể tăng lên, liều tối đa khuyến cáo là 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày. Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 - 400 mg, cách nhau 4 - 6 giờ/lần, tối đa là 1,2 g/ngày.

  • Trẻ em: Liều uống thông thường để giảm đau hoặc hạ sốt là 20 - 30 mg/kg thể trọng/ ngày, chia làm nhiều liều nhỏ. Tối đa có thể cho 40 mg/kg/ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên nếu cần.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Thuốc chống viêm không Steroid.

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Viên nén 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg

  • Viên nang 200 mg

  • Kem dùng ngoài 5% (dùng tại chỗ)

  • Ðạn đặt trực tràng 500 mg; Nhũ tương: 20 mg/ml

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với Ibuprofen.

  • Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

  • Quá mẫn với Aspirin hay với các thuốc chống viêm không Steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng Aspirin).

  • Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).

  • Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông Coumarin.

  • Người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).

  • Người bệnh bị bệnh tạo keo (có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn. Cần chú ý là tất cả các người bệnh bị viêm màng não vô khuẩn đều đã có tiền sử mắc một bệnh tự miễn).

  • 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tác dụng phụ

5 - 15% người bệnh có tác dụng phụ về tiêu hóa.

  • Thường gặp:

    • Toàn thân: Sốt, mỏi mệt

    • Tiêu hóa: Chướng bụng, buồn nôn, nôn

    • Thần kinh trung ương: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn

    • Da: Mẩn ngứa, ngoại ban

  • Ít gặp:

    • Toàn thân: Phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay

    • Tiêu hóa: Ðau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển

    • Thần kinh trung ương: Lơ mơ, mất ngủ, ù tai

    • Mắt: Rối loạn thị giác

    • Tai: Thính lực giảm

    • Máu: Thời gian máu chảy kéo dài

  • Hiếm gặp:

    • Toàn thân: Phù, nổi ban, hội chứng Stevens - Johnson, rụng tóc

    • Thần kinh trung ương: Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc

    • Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu

    • Gan: Rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan

    • Tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

Cách xử trí:

  • Nếu người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn nhận cảm màu sắc thì phải ngừng dùng Ibuprofen.

  • Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Cần thận trọng khi dùng Ibuprofen đối với người cao tuổi.

  • Ibuprofen có thể làm các Transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.

  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng Ibuprofen.

  • Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.

  • Thời kỳ mang thai: Các thuốc chống viêm có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Các thuốc chống viêm không Steroid cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Các thuốc chống viêm cũng ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Sau khi uống các thuốc chống viêm không Steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này cũng có chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.

  • Thời kỳ cho con bú: Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ.

Quá liều

Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Ibuprofen và các thuốc chống viêm không Steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm Quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.

  • Magnesi Hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của Ibuprofen, nhưng nếu nhôm Hydroxyd cùng có mặt thì lại không có tác dụng này.

  • Với các thuốc chống viêm không Steroid khác: Tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.

  • Methotrexat: Ibuprofen làm tăng độc tính của Methotrexat.

  • Furosemid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất Natri niệu của Furosemid và các thuốc lợi tiểu.

  • Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ Digoxin huyết tương.