Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-15619-11

Đóng gói:

Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên, 500 viên nén dài bao phim

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam

Quốc gia đăng ký:

Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam

Loại thuốc:

Thuốc kháng sinh

Hướng dẫn sử dụng

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:

Uống thuốc vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ

  • Trị loét dạ dày, tá tràng : Dùng liều duy nhất 800mg/ngày, vào buổi tối trước lúc đi ngủ, uống ít nhất trong 4 tuần đối với loét tá tràng, và ít nhất trong 6 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì là 400mg/ngày, vào trước lúc đi ngủ.
  • Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản : Liều dùng 400mg/ lần, 4 lần/ ngày (vào bữa ăn và trước lúc đi ngủ). Dùng từ 4 đến 8 tuần.
  •  Hội chứng Zollinger – Ellison : Liều dùng 400mg/ lần, 4 lần/ ngày. Có thể tăng tới 2,4g/ ngày

Người bệnh suy thận: Liều dùng tùy thuộc vào độ thanh thải creatinin, nếu độ thanh thải là

0 – 15ml/phút thì liều 200mg/lần, 2 lần/ngày; > 15 – 30ml/phút, liều 200mg/lần, 3 lần/ngày;

 > 30 – 50ml/phút, liều 200mg/lần, 4 lần/ngày; > 50ml/phút, liều bình thường.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Mẫn cảm với Cimetidin.

Tác dụng phụ

Đau đầu, tiêu chảy, hoa mắt, buồn ngủ, nở ngực, nhầm lẫn, kích động, phiền muộn, căng thẳng, ảo giác. Cimetidine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Cimetidin tương tác với nhiều thuốc, bởi vậy khi dùng phối hợp với loại thuốc nào đó đều phải xem xét kỹ. Trước khi dùng Cimetidin điều trị loét dạ dày phải loại trừ khả năng ung thư, vì khi dùng thuốc có thể che lấp triệu chứng gây khó chẩn đoán. Giảm liều ở người bệnh suy gan, thận. Truyền nhanh tĩnh mạch, Cimetidin có thể gây loạn nhịp tim và giảm huyết áp.

  • Phụ nữ có thai: Thuốc qua nhau thai, tuy chưa có bằng chứng về sự nguy hại đến thai nhi, nhưng trong thời kì mang thai, nên tránh dùng Cimetidin.

  • Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài tiết qua sữa và tích lũy đạt nồng độ cao hơn nồng độ trong huyết tương của người mẹ. Tuy tác dụng phụ ở đứa trẻ chưa được ghi nhận nhưng không nên dùng Cimetidin trong thời kỳ cho con bú.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Cimetidin tương tác với rất nhiều thuốc nhưng chỉ có một số tương tác có ý nghĩa lâm sàng. Cimetidin thường làm chậm sự đào thải và tăng nồng độ của những thuốc này trong máu. Ða số các tương tác là do sự liên kết của Cimetidin với Cytochrom P450 ở gan dẫn đến sự ức chế chuyển hóa oxy hóa ở Microsom và tăng nồng độ trong huyết tương của những thuốc chuyển hóa bởi những Enzym này. Một số cơ chế tương tác khác, thí dụ như ảnh hưởng sự hấp thu, cạnh tranh với sự đào thải ở ống thận và thay đổi lượng máu qua gan chỉ đóng vai trò thứ yếu.

  • Metformin: Cimetidin ức chế sự bài tiết của Metformin ở ống thận, làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.

  • Warfarin: Cimetidin ức chế chuyển hóa của Warfarin, làm tăng tác dụng của thuốc, gây tăng nguy cơ chảy máu. Nên tránh sự phối hợp này.

  • Quinidin: Cimetidin ức chế sự thanh thải của Quinidin khoảng 30% gây tăng hàm lượng chất này trong huyết tương. Cần theo dõi nguy cơ thay đổi trên điện tâm đồ.

  • Procainamid: Cimetidin làm giảm sự đào thải của Procainamid và chất chuyển hóa của nó là N - Acetyl Procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của Procainamid, có thể gây tử vong.

  • Lidocain: Trong khi tiêm truyền Lidocain, nếu Cimetidin cũng được dùng sẽ gây ức chế chuyển hóa Lidocain nồng độ Lidocain trong huyết tương có thể tăng tới mức gây độc.

  • Propranolol: Cimetidin làm tăng nồng độ của Propranolol trong huyết tương bằng cách ức chế sự chuyển hóa qua gan lần đầu của chất này, do đó làm tăng khả dụng sinh học của Propranolol dẫn đến tăng nguy cơ chậm nhịp tim.

  • Nifedipin: Tăng tác dụng hạ huyết áp.

  • Phenytoin: Cimetidin làm tăng nồng độ của Phenytoin bằng cách ức chế chuyển hóa của chất này. Nên tránh sự phối hợp này.

  • Acid Valproic: Cimetidin làm tăng nồng độ của acid Valproic trong huyết tương. Nên tránh sự phối hợp này.

  • Theophylin: Cimetidin làm giảm chuyển hóa của Theophylin. Nên tránh sự phối hợp này, nếu cần thiết phải điều chỉnh liều theo Phylin hoặc ngừng Cimetidin.

  • Các muối, Oxyd và Hydroxyl Magnesi, nhôm, Calci làm giảm sự hấp thu của Cimetidin nếu uống cùng. Vì vậy nên dùng cách nhau 2 giờ.