Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-12377-10

Đóng gói:

Hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng

Tiêu chuẩn:

DĐVN4

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3

Loại thuốc:

Kháng sinh

Hướng dẫn sử dụng

Tetracyclin thường được uống khi điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính nặng, có thể chỉ định tiêm truyền tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp nhưng rất hiếm. Vì tiêm bắp tetracyclin gây đau, procain hydroclorid thường được thêm vào trong dung dịch tiêm. Nên chuyển sang uống thay cho tiêm ngay khi có thể. Liều tetracyclin base và tetracyclin hydroclorid đều được tính theo muối hydroclorid.

Liều uống thường dùng của người lớn là 250 mg hoặc 500 mg cứ 6 giờ một lần, nên uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn. Trẻ em trên 8 tuổi uống 25 - 50 mg/kg thể trọng/ngày chia 2 - 4 lần. Nếu nhiễm khuẩn nặng, có thể cứ 12 giờ một lần tiêm truyền tĩnh mạch chậm một dung dịch chứa không quá 0,5% tetracyclin hydroclorid. Liều thường tiêm truyền là 1 g/ngày, nhưng đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, có thể dùng tới 2 g/ngày. Nếu tiêm bắp thì ngày tiêm 200 - 300 mg, chia nhiều lần tiêm. Nên tiếp tục dùng thuốc ít nhất 24 - 48 giờ sau khi hết các triệu chứng và sốt.

Cần thận trọng khi dùng tetracyclin cho người cao tuổi. Tránh dùng cho những trường hợp suy thận, nếu bắt buộc phải dùng thì phải giảm liều cho thích hợp. Ðể tránh kích ứng thực quản, nên uống tetracyclin với nhiều nước (ít nhất là một cốc to) ở tư thế đứng, người bệnh không nên nằm nghỉ ngay sau khi uống thuốc.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Chống chỉ định cho những người mẫn cảm với bất kỳ một Tetracyclin nào. Do việc sử dụng các thuốc nhóm Tetracyclin trong quá trình phát triển của răng (nửa cuối thai kỳ và trẻ dưới 8 tuổi) có thể gây biến màu răng vĩnh viễn (vàng, xám, nâu) và thuốc có thể gắn vào và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, không dùng Tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Tác dụng phụ

Tỷ lệ tác dụng phụ được ghi nhận là 7 - 20%, phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là về tiêu hóa.

  • Thường gặp:

    • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy

    • Chuyển hóa: Răng trẻ kém phát triển và biến màu khi sử dụng Tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 8 tuổi

    • Các phản ứng khác: Tăng phát triển vi khuẩn kháng kháng sinh và nguy cơ phát triển vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh.

  • Ít gặp:

    • Tiêu hóa: Loét và co hẹp thực quản

    • Da: Phản ứng dị ứng da, mày đay, phù Quincke, tăng nhạy cảm với ánh sáng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

  • Hiếm gặp:

    • Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn phản vệ, ban xuất huyết phản vệ, viêm ngoại tâm mạc, lupus ban đỏ toàn thân trầm trọng thêm

    • Máu: Thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính và tăng bạch cầu ưa Eosin

    • Tiêu hóa: Viêm ruột kết màng giả, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm tụy

    • Phụ khoa: Viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, nhiễm nấm do rối loạn hệ vi khuẩn thường trú

    • Gan: Ðộc với gan cùng với suy giảm chức năng thận

    • Thần kinh: Tăng áp suất nội sọ lành tính.

Cách xử trí

Ngừng sử dụng Tetracyclin. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng Epinephrin, thở Oxygen, dùng kháng Histamin, Corticoid...).

Lưu ý

1. Thận trọng:

Như các kháng sinh khác, Tetracyclin có thể gây phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, cần ngừng thuốc và thay thế bằng một phác đồ khác thích hợp.

Khi điều trị kéo dài, cần thực hiện các xét nghiệm định kỳ đánh giá chức năng gan, thận và tạo huyết.

Một vài trường hợp dùng Tetracyclin thấy có phản ứng nhạy cảm với ánh sáng biểu hiện bằng bỏng nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người bệnh dùng Tetracyclin nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay tia tử ngoại cần được cảnh báo về nguy cơ này và cần ngừng thuốc ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của ban đỏ.

Thời kỳ mang thai: Không dùng các kháng sinh nhóm Tetracyclin cho phụ nữ mang thai, việc dùng Tetracyclin trong và gần thai kỳ sẽ gây các hậu quả sau:

  • Tác hại đến răng và xương thai nhi (xem chống chỉ định).

  • Ðộc với gan của người mang thai.

  • Gây dị tật bẩm sinh.

  • Các tác hại khác

Thời kỳ cho con bú: Tetracyclin phân bố trong sữa mẹ. Mặc dù Tetracyclin có thể tạo với calci trong sữa mẹ những phức hợp không hấp thu được, nhưng vẫn không nên dùng Tetracyclin trong thời kỳ cho con bú vì khả năng biến mầu răng vĩnh viễn, giảm sản men răng, ức chế sự phát triển xương, phản ứng nhạy cảm ánh sáng và nấm Candida ở miệng và âm đạo trẻ nhỏ.

Quá liều

Ngừng sử dụng Tetracyclin. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng Epinephrin, thở Oxygen, dùng kháng Histamin, Corticoid...).

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp đậy kín ở nhiệt độ phòng, ngoài tầm với của trẻ em, cách xa nguồn nhiệt và độ ẩm dư thừa (không để thuốc ở trong phòng tắm). Vứt bỏ thuốc hết hạn sử dụng hoặc không còn cần thiết.

Tương tác

  • Tetracyclin + Penicilin: Tetracyclin làm giảm hoạt lực của Penicilin trong điều trị viêm màng não do phế cầu khuẩn và có thể cả bệnh tinh hồng nhiệt. Tương tác này không chắc chắn có xảy ra đối với các nhiễm khuẩn khác hay không. Có thể sự giảm hoạt lực này chỉ quan trọng đối với các trường hợp cần diệt khuẩn nhanh chóng.

  • Tetracyclin + thuốc chống acid: Nồng độ Tetracyclin huyết tương giảm dẫn đến hoạt tính điều trị của kháng sinh giảm đi rõ rệt hay mất hẳn nếu dùng cùng với các thuốc chống acid chứa nhôm, Bismut, Calci hay Magnesi. Các Antacid khác như Natri Bicarbonat làm tăng pH dịch vị cũng có thể làm giảm sinh khả dụng của một số chế phẩm có Tetracyclin.

  • Tetracyclin + thuốc lợi tiểu: Ðã có khuyến cáo không nên phối hợp các Tetracyclin với các thuốc lợi tiểu vì tương tác này dẫn đến gây tăng Urê huyết.

  • Tetracyclin + các chế phẩm chứa sắt: Phối hợp Tetracyclin với các muối sắt làm giảm rõ rệt hấp thu cả hai loại thuốc này ở ruột, dẫn đến giảm nồng độ thuốc trong huyết thanh, hiệu lực điều trị giảm hay mất hẳn. Nếu bắt buộc phải dùng cả hai loại thuốc này, thời gian uống chúng phải cách xa nhau càng lâu càng tốt để tránh sự trộn lẫn hai thuốc này ở ruột.

  • Tetracyclin + sữa và các sản phẩm từ sữa: Hấp thu các Tetracyclin giảm đáng kể (đến 70 - 80%) nếu dùng cùng sữa và các sản phẩm từ sữa, dẫn đến giảm hay mất hẳn khả năng điều trị.