Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
VD-17652-12Đóng gói:
Hộp 6 vỉ x 10 viênTiêu chuẩn:
TCCSTuổi thọ:
36 thángCông ty sản xuất:
Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh HoáQuốc gia sản xuất:
Việt NamCông ty đăng ký:
Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh HoáQuốc gia đăng ký:
Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh HoáLoại thuốc:
Vitamin tan trong nướcHướng dẫn sử dụng
Liều lượng và cách dùng
-
Dạng uống điều trị thiếu Riboflavin
-
Trẻ em 2,5 - 10mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
-
Người lớn: 5 - 30mg/ngày, chia thành những liều nhỏ. Lượng Riboflavin cần trong một ngày có thể như sau: Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4mg; 6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,5mg; 1 đến 3 tuổi: 0,8mg; 4 đến 6 tuổi: 1,1mg; 7 đến 10 tuổi: 1,2mg; 11 đến 14 tuổi: 1,5mg; 15 đến 18 tuổi: 1,8mg; 19 đến 50 tuổi: 1,7mg; từ 51 tuổi trở lên: 1,2mg.
-
-
Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch thì lượng Riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truyền một lượng Riboflavin để bù vào số bị mất này.
Thông tin về dược chất
1. Loại thuốc
Vitamin
2. Dạng thuốc và Hàm lượng
-
Viên nén: 5mg, 10mg, 25mg, 50mg, 100mg, 250mg.
-
Thuốc tiêm: 5mg/ml, 10mg/ml.
3. Dược lý và Cơ chế tác dụng
Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là Flavin Mononucleotid (FMN) và Flavin Adenin Dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa Pyridoxin, sự chuyển Tryptophan thành Niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
Riboflavin ở dạng Flavin Nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu Riboflavin sẽ sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng. Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như Pyridoxin hoặc acid Nicotinic do các vitamin này không thực hiện được đúng chức năng của chúng khi thiếu Riboflavin. Thiếu Riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như ở bệnh Pellagra.
Thiếu Riboflavin có thể phát hiện bằng cách đo Gluthathion Reductase và đo hoạt tính của enzym này khi thêm FAD trên in vitro. Thiếu Riboflavin có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc bị kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khoẻ mạnh ăn uống hợp lý.
Thiếu Riboflavin thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, ỉa chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng Bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt Riboflavin.
Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hóa của Riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim.
Nhu cầu về Riboflavin liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, nhưng nó liên quan chặt chẽ hơn với yêu cầu chuyển hóa khi nghỉ ngơi. Bình thường khoảng 0,6mg/1000 kcal, như vậy cần 1,6mg Riboflavin trong một ngày đối với nam và 1,2mg trong một ngày đối với nữ. Với người cao tuổi thì không ít hơn 1,2mg trong một ngày, thậm chí cả khi lượng calo đưa vào ít hơn 2000 kcal.
Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Riboflavin là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, Riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
4. Chỉ định
Phòng và điều trị thiếu Riboflavin.
Chống chỉ định
Chống chỉ định:
Quá mẫn với Riboflavin.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn (ADR):
Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng Riboflavin. Dùng liều cao Riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Lưu ý
1. Thận trọng:
1. Thận trọng:
Sự thiếu Riboflavin thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
2. Thời kỳ mang thai:
Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây tác dụng có hại trên thai nhi.
3. Thời kỳ cho con bú:
Không gây ảnh hưởng gì khi người mẹ dùng theo nhu cầu hàng ngày hoặc bổ sung liều thấp các vitamin.
Quá liều
Bảo quản
-
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.
-
Dạng khô không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng lan tỏa, nhưng dạng dung dịch thì bị ánh sáng làm hỏng rất nhanh.
Tương tác
Tương tác thuốc
-
Ðã gặp một số ca "thiếu Riboflavin" ở người đã dùng Clopromazin, Imipramin, Amitriptylin và Adriamycin.
-
Rượu có thể gây cản trở hấp thu Riboflavin ở ruột.
-
Probenecid sử dụng cùng Riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.