Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-20824-14

Đóng gói:

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

BP2009

Tuổi thọ:

48 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco

Loại thuốc:

Thuốc chống đông máu

Hướng dẫn sử dụng

Liều cho người lớn: trong hai ngày đầu là 4mg/ngày, uống vào buổi tối. Từ ngày thứ ba, việc kiểm tra sinh học sẽ cho phép xác định liều điều trị. Liều này thường từ 1 đến 8mg/ngày. Việc điều trị thường tiến hành từng nấc 1 mg.

Liều dùng cho trẻ em: Kinh nghiệm dùng thuốc chống đông uống cho trẻ em còn hạn chế, việc bắt đầu và theo dõi phải tiến hành tại cơ sở chuyên khoa. Nên tránh dùng thuốc chống đông uống cho trẻ đang bú dưới 1 tháng tuổi. Liều trung bình khi cân bằng để đạt INR từ 2 đến 3 tùy thuộc vào tuổi và cân nặng: Ở trẻ em trên 3 tuổi, liều tính theo kg thể trọng gần như của người lớn.

Liều khởi đầu cho trẻ em tính theo mg/kg/ngày như sau:

 

< 12 tháng

12 tháng – 3 năm

> 3 năm   – 18 tuổi

Acenocoumarol

0,14

0,08

0,05

Nhịp độ uống thuốc, theo dõi INR để điều chỉnh liều hàng ngày cũng tương tự như ở người lớn.

Liều ở người lớn cao tuổi: Liều khởi đầu phải thấp hơn liều người lớn. Liều trung bình cân bằng trong điều trị thường chỉ bằng 1/2 tới 3/4 liều người lớn.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Thuốc uống chống đông máu

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Viên nén 1mg và 4mg Acenocoumarol.

  • Viên 4mg có thể bẻ làm 4 được.

3. Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Acenocoumarol là một kháng vitamin K. Những thuốc này can thiệp vào cơ chế khử vitamin K ở gan. Vitamin K dạng khử là đồng yếu tố của một Carboxylase để chuyển Acid Glutamic thành Acid Gamma - Carboxyglutamic. Bốn yếu tố đông máu (yếu tố II, VII, IX, X) và hai chất ức chế (Protein C và S) có các nhóm Gama Carboxyglutamic cần thiết gắn lên các bề mặt Phospholipid để xúc tác các tương tác của chúng.

Như vậy là các kháng vitamin K có tác dụng chống đông máu gián tiếp bằng cách ngăn cản sự tổng hợp các dạng hoạt động của nhiều yếu tố đông máu. Sau khi uống, các kháng vitamin K gây hạ Prothrombin máu trong vòng 36 đến 72 giờ. Cân bằng điều trị bằng thuốc kháng vitamin K đòi hỏi nhiều ngày. Sau khi ngừng thuốc, tác dụng chống đông máu còn có thể kéo dài thêm 2 – 3 ngày. Thuốc có thể hạn chế được sự phát triển của các cục huyết khối đã có trước và ngăn ngừa được các triệu chứng huyết khối tắc mạch thứ phát, tùy không có tác dụng tiêu huyết khối trực tiếp vì không đảo ngược được thương tổn của mô bị thiếu máu cục bộ.

4. Dược động học

Acenocoumarol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt trong vòng 1 – 3 giờ. Thuốc gắn mạnh với Protein huyết tương (97%). Chỉ có phần tự do và có hoạt tính và bị chuyển hóa. Tỷ lệ phần tự do và chuyển hóa gan có thể tăng do cảm ứng enzym (xem phần tương tác thuốc). Acenocoumarol qua nhau thai và một phần được phát hiện trong sữa mẹ.

Nửa đời thải trừ của Acenocoumarol khoảng 8 – 11 giờ. Thuốc đào thải chủ yếu qua nước tiểu ở dưới dạng chuyển hóa và một phần qua mật (phân).

5. Chỉ định:

  • Bệnh tim gây tắc mạch: Dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, bệnh van hai lá, bệnh van nhân tạo.

  • Nhồi máu cơ tim: Dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong nhồi máu cơ tim biến chứng như huyết khối trên thành tim, rối loạn chức năng thất trái nặng, loạn động thất trái gây tắc mạch khi điều trị tiếp thay cho Heparin. Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim khi không dùng được Aspirin.

  • Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi và dự phòng tái phát khi thay thế tiếp cho Heparin.

  • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.

  • Dự phòng huyết khối trong ống thông.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm đã biết với các dẫn chất Coumarin hay thành phần có trong thuốc.

  • Suy gan nặng.

  • Nguy cơ chảy máu, mới can thiệp ngoại khoa về thần kinh và mắt hay khả năng phải mổ lại.

  • Tai biến mạch máu não (trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).

  • Suy thận nặng (độ thanh thải Creatinin < 20 ml/phút).

  • Giãn tĩnh mạch thực quản.

  • Loét dạ dày – tá tràng đang tiến triển.

  • Không được phối hợp với Aspirin liều cao, thuốc chống viêm không Steroid nhân Pyrazol, Miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo, Phenylbutazon, Cloramphenicol, Diflunisal.

Tác dụng phụ

1. Tác dụng không mong muốn (ADR):

  • Các biểu hiện chảy máu là biến chứng hay gặp nhất, có thể xảy ra trên khắp cơ thể: hệ thần kinh trung ương, các chi, các phủ tạng, trong ổ bụng, trong nhãn cầu…

  • Đôi khi xảy ra ỉa chảy (có thể kèm theo phân nhiễm mỡ), đau khớp riêng lẻ.

  • Hiếm khi xảy ra: rụng tóc, hoại tử da khu trú, có thể do di truyền thiếu protein C hay đồng yếu tố là protein S: mẩn da dị ứng.

  • Rất hiếm thấy bị viêm mạch máu, tổn thương gan.

2. Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Xem mục Quá liều và Xử trí.

Lưu ý

1. Thận trọng:

1. Thận trọng:

  • Phải lưu ý đến khả năng nhận thức của người bệnh trong quá trình điều trị (nguy cơ uống thuốc nhầm).

  • Hướng dẫn cẩn thận để họ tuân thủ chỉ định chính xác, hiểu rõ nguy cơ và thái độ xử lý, nhất là với người cao tuổi.

  • Phải nhấn mạnh việc uống thuốc đều hàng ngày vào cùng một thời điểm.

  • Phải kiểm tra sinh học (INR) định kì và tại cùng một nơi.

  • Trường hợp can thiệp ngoại khoa, phải xem xét từng trường hợp để điều chỉnh hoặc tạm ngừng dùng thuốc chống đông máu, căn cứ vào nguy cơ huyết khối của người bệnh và nguy cơ chảy máu liên quan đến từng loại phẫu thuật.

  • Theo dõi cẩn thận và điều chỉnh liều cho phù hợp ở người suy gan, suy thận hoặc hạ Protein máu.

  • Tai biến xuất huyết dễ xảy ra trong những tháng đầu điều trị, cần theo dõi chặt chẽ, đặc biệt khi người bệnh ra viện trở về nhà.

2. Thời kỳ mang thai:

Đã có thống kê khoảng 4% dị dạng thai nhi khi người mẹ dùng thuốc này trong quý đầu thai kỳ. Vào các quý sau, vẫn thấy có nguy cơ (cả sảy thai). Vì vậy chỉ dùng thuốc khi không thể cho Heparin.

3. Thời kỳ cho con bú:

Tránh cho con bú. Nếu phải cho bú thì nên bù vitaminh K cho đứa trẻ.

Chống chỉ định phối hợp

  • Aspirin (nhất là với liều cao trên 3g/ngày) làm tăng tác dụng chống đông máu và nguy cơ chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu và chuyển dịch thuốc uống chống đông máu ra khỏi liên kết với protein huyết tương.

  • Miconazol: Xuất huyết bất ngờ có thể nặng do tăng dạng tự do trong máu và ức chế chuyển hóa của thuốc kháng vitamin K.

  • Phenylbutazon làm tăng tác dụng chống đông máu kết hợp với kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.

Không nên phối hợp:

  • Aspirin với liều dưới 3g/ngày.

  • Các thuốc chống viêm không Steroid, kể cả các loại ức chế chọn lọc COX – 2.

  • Cloramphenicol: Tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu do giảm chuyển hóa thuốc này tại gan. Nên không thể tránh phổi hợp thì phải kiểm tra INR thường xuyên hơn, hiệu chỉnh liều trong và sau 8 ngày ngừng Cloramphenicol.

  • Diflunisal: Tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương. Nên dùng thuốc giảm đau khác, thí dụ Paracemol.

Thận trọng khi phối hợp:

Alopurinol, Aminoglutethimid, Amiodaron, Androgen, thuốc chống trầm cảm cường Serotonin, Benzbromaron, Bosentan, Carbamazepin, Cephalosporin, Cimetidin (trên 800mg/ngày), Cisaprid, Colestyramin, Corticoid (trừ Hydrocortison dùng điều trị thay thế trong bệnh Addison), Cyclin, thuốc gây độc tế bào, Fibrat, các Azol trị nấm, Fluoroquinlon, các loại Heparin, Efavirenz, nhóm Imidazol, Orlistat, Pentoxifylin, Phenytoin, Propafenon, Ritonavir, Lopinavir, một số Sulfamid (Sulfamethoxazol, Sulfafurazol, Raloxifen), Tibolon, vitamin E trên 500 mg/ngày, rượu, thuốc chống tập kết tiểu cầu, thuốc tiêu huyết khối… cũng làm thay đổi tác dụng chống đông máu.

Quá liều

Xử trí quá liều thường căn cứ vào INR và các dấu hiệu chảy máu, các biện pháp điều chỉnh phải tuần tự để không gây nguy cơ huyết khối.

Nếu INR ở trên vùng điều trị nhưng dưới 5, và người bệnh không có biểu hiện chảy máu hoặc không cần chỉnh nhanh đông máu trước phẫu thuật: bỏ 1 lần uống thuốc, rồi lại tiếp tục điều trị với liều thấp hơn khi đạt INR mong muốn. Nếu INR rất gần với INR mong muốn, thì giảm liều mà không cần phải bỏ lần uống thuốc.

Nếu INR trên 5 và dưới 9, mà người bệnh không có biểu hiện chảy máu khác ngoài chảy máu lợi hoặc chảy máu cam: bỏ 1 hoặc hai lần uống thuốc chống đông, đo INR thường xuyên hơn rồi khi đạt INR mong muốn, uống lại thuốc với liều thấp hơn. Nếu người bệnh có các nguy cơ chảy máu khác, bỏ 1 lần uống thuốc và cho dùng vitamin K từ 2,5 mg theo đường uống hoặc 0,5 – 1mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ.

Nếu INR trên 9 mà không có chảy máu, bỏ 1 lần uống thuốc và dùng vitamin K từ 3 – 5 mg theo đường uống, hoặc 1 – 2,5mg theo đường truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ cho phép giảm INR trong vòng 24 – 28 giờ, sau đó lại dùng Acenocoumarol với liều thấp hơn, theo dõi INR thường xuyên và nếu cần lặp lại điều trị với vitamin K.

Nếu cần phải hiệu chỉnh tác dụng chống đông máu trong trường hợp có biểu hiện chảy máu nặng hoặc quá liều nặng (thí dụ INR trên 20), dùng một liều 10mg vitamin K tiêm tĩnh mạch chậm và tùy theo yêu cầu cần cấp cứu, phối hợp với huyết tương tươi đông lạnh. Có thể dùng vitamin K nhắc lại từng 12 giờ một lần. Sau khi điều trị vitamin K liều cao, có thể có một khoảng thời gian trước khi có sự trở lại hiệu lực của thuốc kháng vitamin K. Nếu phải dùng lại thuốc chống đông máu, cần xem xét dùng Heparin trong một thời gian.

Trường hợp ngộ độc do tai nạn, thì cũng phải đánh giá INR và biểu hiện biến chứng chảy máu. Phải đo INR nhiều ngày sau đó (2 – 5 ngày), có tính đến nửa đời kéo dài của thuốc chống đông máu. Dùng vitamin K để hiểu chỉnh tác dụng của thuốc chống đông máu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh nắng trực tiếp.

Tương tác

Rất nhiều thuốc có thể tương tác với thuốc kháng vitamin K nên cần theo dõi người bệnh 3 – 4 ngày sau khi thêm hay bớt thuốc phối hợp.