Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

QLĐB-444-14

Đóng gói:

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú

Quốc gia đăng ký:

Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú

Loại thuốc:

Thuốc chống trầm cảm

Hướng dẫn sử dụng

  • Trazodone được đóng gói dưới dạng vỉ thuốc viên hoặc viên ngậm. Thuốc viên thường được dùng trong bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ 2 hoặc nhiều lần/ngày.
  • Đối với điều trị trầm cảm, liều dùng cho người lớn là 150-600 mg/ngày với thuốc viên. Liều khởi đầu thường là 150 mg/ngày được tăng lên 50 mg/ngày mỗi 3-7 ngày.
  • Liều Trazodone viên ngậm là 150 mg vào lúc đi ngủ, tăng 75 mg/ngày mỗi 3 ngày, không nhai hoặc nghiền nát viên ngậm. Liều tối đa là 375 mg/ngày.
  • Như các thuốc chống trầm cảm khác, có thể mất nhiều tuần tác động của Trazodone mới rõ rệt . Liều thường được điều chỉnh từ từ tăng để tìm ra liều tối ưu. Bệnh nhân cao tuổi và người suy nhược có thể cần liều thấp hơn.
  • Trazodone cần được dùng sau bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ để giảm nguy cơ chóng mặt. Thực phẩm cũng làm tăng lượng thuốc hấp thu vào cơ thể.
  • Liều 25-75 mg được quy định cho chứng mất ngủ.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Đặc biệt thận trọng khi dùng với các bệnh nhân có bệnh tim mạch.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ có thể bao gồm: đau đầu; buồn nôn; nôn; đắng hoặc chua miệng; tiêu chảy; táo bón; những thay đổi trong sự thèm ăn và cân nặng; mệt mỏi; căng thẳng; chóng mặt hoặc đầu lâng lâng; cảm giác chếnh choáng khi đi bộ; giảm khả năng tập trung hoặc ghi nhớ; nhầm lẫn; gặp ác mộng; đau cơ; khô miệng; phát ban; ra mồ hôi; thay đổi trong ham muốn hay khả năng tình dục ; lắc không kiểm soát được của một phần của cơ thể; tê, rát hay ngứa ran ở tay, chân, bàn tay hoặc bàn chân; giảm sự phối hợp; mờ mắt; đôi mắt mệt mỏi, đỏ, hoặc ngứa; ù tai.

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây hãy tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức: tức ngực; nhịp tim đập nhanh hoặc không đều; mất ý thức (hôn mê); ngất xỉu; co giật; khó thở; bầm tím hoặc chảy máu bất thường.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Khả năng tự tử ở bệnh nhân bị trầm cảm nghiêm trọng là khá cao nên cần thận trọng trong việc kê liều điều trị.

Nếu dùng đồng thời thuốc điều trị hạ áp với Trazodone, bác sĩ có thể yêu cầu cần giảm liều các thuốc hạ áp.

Trazodone có thể làm tăng phản ứng với rượu, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và thần kinh trung ương khác.

Như với tất cả các thuốc chống trầm cảm, việc sử dụng Trazodone nên được dựa trên việc xem xét của các bác sĩ rằng các lợi ích mong đợi của việc điều trị lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

  • Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ về Trazodone ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh tác động của thuốc lên thai nhi đang phát triển. Trazodone chỉ nên được sử dụng trong thời gian mang thai nếu thầy thuốc cảm thấy lợi lớn hơn những rủi ro tiềm năng của nó.

  • Thời kỳ cho con bú: Trazodone có bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy, cần thận trọng trong việc chỉ định Trazodone cho phụ nữ đang cho con bú.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: nôn; buồn ngủ; thay đổi trong nhịp tim; co giật; khó thở; cương cứng đau đớn mãi không hết.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Tất cả các thuốc chống trầm cảm làm tăng nồng độ Serotonin trong não, bao gồm Trazodone, không nên dùng chung với các thuốc ức chế MAO bao gồm Isocarboxazid (Marplan), Phenelzine (Nardil), Tranylcypromin (Parnate) và procarbazin (Matulane). Sự kết hợp này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, huyết áp cao và run rẩy. Loại tương tác này có thể xảy ra khi Trazodone được sử dụng với Selegilin (Eldapryl). Cần chờ ít nhất một tuần sau khi ngừng dùng Trazodone mới chuyển sang dùng chất ức chế MAO và 2 tuần sau khi ngừng dùng chất ức chế MAP mới chuyển sang dùng Trazodone.

Có thể xáy ra hiện tượng nồng độ Digoxin (Lanoxin) và Phenytoin (Dilantin) trong máu tăng ở những người uống Trazodone do sự sụt giảm trong sự trao đổi chất, đào thải các loại thuốc này bởi Trazodone.

Carbamazepine (Tegretol) có thể làm giảm nồng độ trong máu của Trazodone bằng cách tăng thải trừ nó ra khỏi cơ thể. Ketoconazole (Nizoral), Ritonavir (Norvir), và Indinavir (Crixivan) ức chế sự phân hủy của Trazodone dẫn đến tăng nồng độ trong máu của Trazodone và các tác dụng phụ tiềm năng.

Thuốc làm tăng Serotonin có thể gây chảy máu. Do đó, kết hợp với Trazodone, thuốc chống viêm không Steroid, Warfarin (Coumadin) hoặc thuốc khác ảnh hưởng đến chảy máu có thể làm tăng khả năng chảy máu đường tiêu hóa trên.