Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-13125-10

Đóng gói:

hộp 1 chai 100 viên nén

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco

Loại thuốc:

Thuốc trị tăng huyết áp

Hướng dẫn sử dụng

  • Tăng huyết áp: 20 - 40 mg/lần, 2 lần/ngày. Liều thông thường: 160 - 480 mg hàng ngày. Có thể tăng liều tới 640 mg/ngày. Liều duy trì là 120 - 240 mg/ngày.

  • Đau thắt ngực: 80 - 320 mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3, 4 lần /ngày. Nên phối hợp propranolol với nitroglycerin.

  • Loạn nhịp: 10 - 30 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, uống trước khi ăn và trước khi ngủ.

  • Nhồi máu cơ tim: 180 - 240 mg, chia làm nhiều lần.

  • Đề phòng nhồi máu tái phát và đột tử do tim, sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, đau nửa đầu: 80 mg/lần, 2 lần/ngày, đôi khi cần đến 3 lần/ngày.

  • Run vô căn: 40 mg/lần, 2 lần/ngày.

  • Hẹp động mạch chủ phì đại dưới van, tăng năng giáp: 20 - 40 mg/lần, 3 - 4 lần/ngày, trước khi ăn và đi ngủ.

  • U tế bào ưa crom: Trước phẫu thuật 60 mg/ngày, chia nhiều lần, dùng 3 ngày trước phẫu thuật, phối hợp với thuốc chẹn alpha adrenergic.

  • Khối u không mổ được: Điều trị hỗ trợ dài ngày, 30 mg/ngày, chia làm nhiều lần.

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: 40 mg x 2 lần/ngày, liều có thể tăng khi cần, cho tới 160 mg, ngày 2 lần.

  • Trẻ em: 2 - 4 mg/kg/ngày, chia 2 lần. Không được dùng liều cao hơn 16 mg/kg/ngày. Nếu ngừng thuốc phải giảm liều từ từ trong vòng 7 - 14 ngày.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Sốc tim; hội chứng Raynaud, nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 - 3, hen phế quản.

  • Suy tim sung huyết, trừ khi suy tim thứ phát do loạn nhịp nhanh có thể điều trị được bằng Propranolol.

  • Bệnh nhược cơ.

Tác dụng phụ

Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, khó ngủ, mệt mỏi quá mức, đau dạ dày, nôn, phát ban, tiêu chảy, táo bón, khó thở, viêm họng, chảy máu bất thường, sưng bàn chân hoặc tay, tăng cân bất thường, tức ngực, nhịp tim chậm, không đều. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Phải ngừng thuốc từ từ, nên dùng thận trọng ở người có dự trữ tim kém, tránh dùng Propranolol trong trường hợp suy tim rõ, nhưng có thể dùng khi các dấu hiệu suy tim đã được kiểm soát.

Do tác dụng làm chậm nhịp tim, nếu nhịp tim quá chậm cần phải giảm liều.

Ở người bệnh có thiếu máu cục bộ cơ tim, không được ngừng thuốc đột ngột. Hoặc ngừng Propranolol từ từ, hoặc dùng liều tương đương của một thuốc chẹn Beta khác để thay thế.

Cẩn thận ở người suy thận hoặc suy gan. Cần phải giảm liều và theo dõi kết quả xét nghiệm chức năng thận hoặc gan đối với người dùng thuốc dài ngày.

Ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa, chức năng gan bị suy giảm nặng và có nguy cơ xuất hiện bệnh não - gan.

Cần thận trọng khi cho người bệnh đổi thuốc từ Clonidin sang các thuốc chẹn Beta.

Propranolol không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Phụ nữ có thai: Ðộ an toàn của Propranolol đối với người mang thai chưa được xác định. Chỉ dùng thuốc khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích chữa bệnh và nguy cơ đối với thai.

Bà mẹ cho con bú: Thuốc bài tiết ra sữa, nên dùng thận trọng với phụ nữ cho con bú.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Cần điều chỉnh liều khi dùng phối hợp với các thuốc sau: Amiodaron, Cimetidin, Diltiazem, Verapamil, Adrenalin, Phenyl Propanolamin, Fluvoxamin, Quinidin, thuốc chống loạn nhịp loại 1, Clonidin, Clorpromazin, Lidocain, Nicardipin, Prazosin, Rifampicin, Aminophylin.

Phải rất cẩn thận khi dùng các thuốc chứa Adrenalin cho người bệnh đang dùng thuốc chẹn Beta - Adrenergic, do thuốc có thể gây nhịp chậm, co thắt và tăng huyết áp trầm trọng.

Dùng phối hợp Propranolol với thuốc giảm Catecholamin như Reserpin cần phải theo dõi chặt chẽ vì làm suy giảm quá mức thần kinh giao cảm sẽ gây nên hạ huyết áp, chậm nhịp tim, chóng mặt, ngất, hoặc hạ huyết áp tư thế.

Thận trọng khi dùng thuốc chẹn Beta cùng với thuốc chẹn kênh Calci, đặc biệt với Verapamil tiêm tĩnh mạch, vì cả 2 tác nhân này đều có thể ức chế co cơ tim hoặc giảm dẫn truyền nhĩ thất. Có trường hợp dùng phối hợp tiêm thuốc chẹn Beta và Verapamil đã gây nên biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở người có bệnh về cơ tim nặng, suy tim sung huyết hoặc nhồi máu cơ tim mới.

Các thuốc chống viêm không Steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chẹn Beta.

Dùng đồng thời Propranolol và Haloperidol đã gây hạ huyết áp và ngừng tim.

Gel nhôm Hydroxyd làm giảm hấp thu Propranolol.

Ethanol làm chậm hấp thu Propranolol.

Phenytoin, Phenobarbiton, Rifampicin tăng độ thanh thải Propranolol.

Clopromazin dùng phối hợp với Propranolol làm tăng nồng độ cả 2 thuốc trong huyết tương.

Antipyrin và Lidocain làm giảm độ thanh thải Propranolol.

Thyroxin (T4) khi dùng với Propranolol gây giảm nồng độ T3 (Tri - Iodothyronin).

Cimetidin làm giảm chuyển hóa ở gan thải trừ chậm và tăng nồng độ Propranolol trong máu.

Ðộ thanh thải Theophylin giảm khi dùng phối hợp với Propranolol.

Insulin, Sulfonylure hạ đường huyết: Một số triệu chứng hạ đường huyết như đánh trống ngực, tim đập nhanh có thể bị che lấp bởi các thuốc chẹn beta. Nên căn dặn người bệnh phòng ngừa và tăng cường kiểm tra đường huyết, nhất là khi bắt đầu điều trị.