Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN2-227-14

Đóng gói:

Hộp 10 lọ 250mg/5ml

Tiêu chuẩn:

USP 34

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Boryung Pharmaceutical Co., Ltd.

Quốc gia sản xuất:

Korea

Công ty đăng ký:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm & Thương mại Sohaco

Quốc gia đăng ký:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm & Thương mại Sohaco

Loại thuốc:

Thuốc chống ung thư

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng và cách dùng:

  • Truyền tĩnh mạch: 15 mg/kg/ngày, không quá 1 g cho 1 lần truyền. Thuốc được hòa trong 500 ml dextrose 5% hoặc 500 ml natri clorid 0,9%, truyền tốc độ 40 giọt/phút trong 4 giờ hoặc truyền trong 30 - 60 phút hoặc truyền liên tục trong 24 giờ. Liều hàng ngày này được truyền liên tiếp cho đến khi độc tính xuất hiện hoặc cho đến khi được 12 - 15 g. Ðây là 1 đợt điều trị. Một số người bệnh dùng tới 30 g với liều tối đa 1 g/ngày. Liều hàng ngày không bao giờ được quá 1 g. Giữa 2 đợt điều trị nên nghỉ 4 - 6 tuần.

  • Tiêm tĩnh mạch: 12 mg/kg/ngày, liền 3 ngày. Nếu không xuất hiện ngộ độc thuốc có thể dùng 6 mg/kg/ngày vào ngày thứ 5, thứ 7 và thứ 9. Nếu xuất hiện nhiễm độc thì ngừng cho đến khi các dấu hiệu ngộ độc rút mới dùng liều tiếp theo.

  • Liều duy trì: 5 - 15 mg/kg, 1 tuần 1 lần tiêm tĩnh mạch. Gần đây, người ta thường dùng liều 15 mg/kg tiêm tĩnh mạch, mỗi tuần một lần trong suốt cả đợt điều trị, như vậy không cần dùng liều khởi đầu nữa.

  • Truyền vào động mạch vùng: Việc truyền thuốc liên tục vào động mạch nuôi dưỡng khối u cho kết quả tốt hơn khi dùng đường toàn thân qua truyền tĩnh mạch, đồng thời giảm được độc tính. Liều thường dùng 5 - 7,5 mg/kg/ngày.

  • Phối hợp với tia xạ: Sự phối hợp này có hiệu quả tốt trong một vài loại tổn thương di căn ở phổi và có tác dụng giảm đau cho những trường hợp tái phát không thể mổ được. Dùng theo liều thông thường.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Thuốc chống ung thư, loại chống chuyển hóa

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Ống tiêm: 250 mg/10 ml; lọ tiêm: 500 mg/10 ml; lọ tiêm lượng lớn nhiều liều: 2,5 g/100 ml.

  • Nang: 250 mg.

  • Kem dùng ngoài: 1%, 5%; dung dịch dùng ngoài: 1%, 2%, 5%.

3. Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Fluorouracil là thuốc chống chuyển hóa Yrimidin có Fluor. Khi Fluorouracil chuyển hóa theo con đường đồng hóa, thuốc phong bế phản ứng Methyl hóa Acid Deoxyuridylic thành Acid Thymidilic. Do đó Fluorouracil cản trở sự tổng hợp Acid Deoxyribonucleic (DNA) và ức chế kém hơn sự tạo thành Acid Ribonucleic (RNA). Vì DNA và RNA cần thiết cho sự phân chia và phát triển tế bào, mà Fluorouracil lại gây ra thiếu Thymin, nên làm cho sự phát triển mất cân bằng và tế bào bị chết. Hiệu quả thiếu hụt DNA và RNA càng rõ nét ở các tế bào phát triển nhanh và tốc độ Fluorouracil thâm nhập vào tế bào càng nhanh.

Fluorouracil thường dùng tiêm tĩnh mạch và có nửa đời chuyển hóa ngắn. Mặc dù thuốc vẫn có hoạt tính khi uống, nhưng sinh khả dụng không ổn định.

Sau khi tiêm tĩnh mạch, thuốc phân bố vào các khối u, niêm mạc tiêu hóa, tủy xương, gan và các mô khác trong khắp cơ thể. Mặc dù ít tan trong mỡ nhưng Fluorouracil dễ dàng thấm qua hàng rào máu - não và phân bố vào dịch não tủy, và các mô não.

Tiêm tĩnh mạch, nửa đời thải trừ trung bình khỏi huyết tương khoảng 16 phút (từ 8 đến 20 phút và phụ thuộc vào liều dùng). Không còn thấy thuốc ở dạng nguyên vẹn trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch được 3 giờ.

7 - 20% thuốc thải trừ ở dạng không biến đổi qua nước tiểu sau 6 giờ, trong số này tới hơn 90% thải trừ ngay giờ đầu. Phần còn lại chuyển hóa phân giải ở gan tạo ra các chất giáng hóa (Carbon Dioxid, Urê, Alpha - Fluoro - Beta - Alanin) không có hoạt tính. Các chất này cũng bài xuất qua nước tiểu sau 3 - 4 giờ.

Khi dùng tại chỗ, khoảng 6% lượng thuốc được hấp thu nhưng không đủ gây tác dụng toàn thân. Thuốc có tác dụng mạnh đến các tế bào đang tăng sinh nhanh. Sự đáp ứng điều trị bắt đầu là ban đỏ, tạo mụn nước, trợt da, loét nông, hoại tử và cuối cùng tái tạo lại biểu mô.

Chống chỉ định

Người bệnh suy dinh dưỡng; suy tủy; nhiễm khuẩn nặng; người bệnh có tiền sử quá mẫn cảm với thuốc.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR):

  • Thường gặp, ADR >1/100

    • Viêm miệng, viêm họng thực quản (dẫn tới tróc vẩy và loét), ỉa chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn.

    • Giảm bạch cầu sau mỗi đợt điều trị. Số lượng bạch cầu giảm thấp nhất sau ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của đợt điều trị đầu tiên, đôi khi dài tới ngày 20. Vào ngày thứ 30, bạch cầu trở lại bình thường.

    • Rụng tóc và viêm da có thể gặp ở nhiều trường hợp. Viêm da hay gặp nhất là rát sần ngứa ở các chi, ở thân người ít gặp hơn, và thường hồi phục khi điều trị triệu chứng. Ban đỏ quanh vùng da tổn thương khi dùng ngoài.

  • Ít gặp, 1/1000

    • Máu: Giảm các huyết cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.

    • Tim mạch: Thiếu máu cục bộ cơ tim, đau thắt ngực.

    • Tiêu hóa: Loét và chảy máu dạ dày ruột.

    • Dị ứng: Choáng phản vệ và dị ứng toàn thân.

    • Thần kinh: Hội chứng tiểu não cấp (có thể vẫn tồn tại sau khi đã ngừng thuốc), rung giật nhãn cầu, đau đầu.

    • Da: Khô da, nứt nẻ, nhạy cảm ánh sáng được biểu hiện bằng ban đỏ hoặc tăng nhiễm sắc tố da, nhiễm sắc tố tĩnh mạch; loạn cảm ban đỏ ở gan bàn tay và gan bàn chân, đau nhói chân và tay ban đỏ, phồng rộp.

    • Mắt: Hẹp ống lệ, thay đổi thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

    • Tâm thần: Mất phương hướng, lú lẫn, sảng khoái.

    • Tai biến khác: Viêm tĩnh mạch huyết khối, chảy máu cam, thay đổi móng (kể cả mất móng tay chân).

Lưu ý

1. Thận trọng:

1. Thận trọng:

Fluorouracil là thuốc có độc tính cao, chỉ số điều trị rất thấp. Thuốc có độc tính cao với máu, gây chảy máu đường tiêu hóa, thậm chí tử vong. Thuốc chỉ được dùng dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc có kinh nghiệm sử dụng hóa trị liệu chữa ung thư và các chất chống chuyển hóa. Người bệnh cần nằm viện, ít nhất trong đợt điều trị đầu tiên. Cần báo cho người bệnh biết về tác dụng độc hại có thể xảy ra, đặc biệt là các biểu hiện ở miệng.

Nếu xảy ra nôn không khắc phục được, phải ngừng thuốc ngay. Hàng ngày phải hỏi người bệnh và khám miệng để phát hiện sớm viêm miệng. Nếu có các biểu hiện viêm miệng như đỏ niêm mạc miệng, loét trong miệng, hoặc các biểu hiện viêm họng thực quản như đau cổ, khó nuốt, cần phải ngừng thuốc. Nếu xuất hiện ỉa chảy, loét hoặc chảy máu dạ dày hoặc xuất huyết ở bất cứ nơi nào, đều phải ngừng thuốc ngay.

Do Leucovorin Calci làm tăng độc tính của thuốc, nên khi phối hợp Leucovorin với Fluorouracil cần hết sức thận trọng với người cao tuổi và người bệnh suy nhược vì những đối tượng này rất nhạy cảm với độc tính của Fluorouracil.

Cần đếm bạch cầu trước mỗi lần dùng Fluorouracil. Nếu lượng bạch cầu giảm nhanh hoặc dưới 3500/mm3 hoặc nếu số lượng tiểu cầu dưới 100000/mm3 phải ngừng dùng thuốc. Nếu số lượng bạch cầu dưới 2000/mm3, người bệnh phải được cách ly và cần có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn nhiễm khuẩn.

Người bệnh suy dinh dưỡng, suy tủy xương do các đợt điều trị trước hoặc bị thâm nhiễm các tế bào ác tính, càng có thể dễ ngộ độc nặng với Fluorouracil. Cần dùng hết sức thận trọng cho người bệnh đã điều trị phóng xạ liều cao, hoặc đã dùng các tác nhân Alkyl hóa, và các người bệnh suy gan, thận, đặc biệt là những người đã có di căn rộng vào cả tủy xương.

Thuốc bôi ngoài phải rất cẩn thận ở vùng gần mắt, mũi, mồm. Có thể gây ngộ độc toàn thân khi bôi ở vùng loét rộng.

Dưới ánh sáng tử ngoại, vùng da điều trị sẽ tăng phản ứng viêm, vì vậy cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.

2. Thời kỳ mang thai:

Chống chỉ định

3. Thời kỳ cho con bú:

Chống chỉ định

Quá liều

  • Khả năng gây quá liều Fluorouracil không chắc là do cách dùng.

  • Các biểu hiện quá liều là: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm loét đường tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa, ức chế tủy xương (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt). Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Người bệnh có biểu hiện quá liều Fluorouracil nên được kiểm tra công thức máu ít nhất trong 4 tuần. Nếu có xuất hiện bất thường, cần điều trị phù hợp.

Bảo quản

  • Bảo quản ống tiêm ở 15 – 25 độ C.

  • Giữ viên nang trong vỉ, nơi khô ráo, không quá 25 độ C.

  • Bảo quản kem và dung dịch dùng ngoài ở 15 - 30 độ C, tránh để đóng băng.

Tương tác

Một số thuốc làm tăng tác dụng chống ung thư và độc tính của Fluorouracil như: Methotrexat, Metronidazol, Leucovorin, Allopurinol, Cimetidin.