Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VNA-1260-03

Đóng gói:

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

Tuổi thọ:

Quốc gia sản xuất:

Công ty đăng ký:

Quốc gia đăng ký:

Loại thuốc:

Thuốc chống lao

Hướng dẫn sử dụng

  • Thuốc có thể uống cùng với thức ăn, nếu bị kích ứng đường tiêu hóa.

  • Nếu uống liều thuốc hàng ngày chia làm nhiều lần sẽ không đạt nồng độ điều trị trong huyết thanh, vì vậy, phải uống Ethambutol một lần duy nhất trong ngày.

  • Dùng điều trị bệnh lao, phối hợp với các thuốc chống lao khác như Isoniazid, Rifampicin, Streptomycin và Pyrazinamid theo phác đồ điều trị để tránh phát triển kháng thuốc.

  • Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Hàng ngày: 15 mg/kg thể trọng, uống 1 lần; hoặc liều cách quãng, 30 mg/kg thể trọng, tuần dùng 3 lần, hoặc 45 mg/kg thể trọng, tuần dùng 2 lần.

  • Người bệnh suy thận: Liều và số lần dùng thuốc cần giảm tùy theo mức độ suy thận. Một số nhà lâm sàng gợi ý rằng, nếu độ thanh thải Creatinin từ 70 - 100 ml/phút thì dùng liều không quá 15 mg/kg thể trọng/ngày. Nếu độ thanh thải Creatinin < 70 ml/phút thì liều dùng phải giảm hơn nữa. Một số nhà lâm sàng khác lại gợi ý rằng, khoảng cách giữa các liều thường dùng phải cách nhau từ 24 - 36 giờ nếu người bệnh có độ thanh thải Creatinin từ 10 - 50 ml/phút, và cách 48 giờ nếu độ thanh thải Creatinin dưới 10 ml/phút.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Chống Mycobacterium.

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

Viên nén 100 mg và 400 mg Ethambutol hydroclorid.

Chống chỉ định

Người bệnh viêm dây thần kinh thị giác và người có tiền sử quá mẫn cảm với Ethambutol.

Tác dụng phụ

Ethambutol rất ít gây các tác dụng phụ. Liều hàng ngày 25 mg/kg thể trọng gây độc rất ít (dưới 2% người bệnh có ADR. Chủ yếu thường gặp ADR ở người bệnh dùng liều trên 25 mg/kg thể trọng/ngày.

  • Thường gặp: Tăng acid Uric máu nhất là trong 2 tuần đầu. Có thể có sốt, đau khớp.

  • Ít gặp: Mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, giảm thị lực và không phân biệt được màu đỏ với màu xanh lá cây.

  • Hiếm gặp: Toàn thân: Ðau đầu, sốt, đau khớp và các phản ứng da, Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, Viêm gan, quá mẫn ngoài da, viêm thần kinh ngoại vi (rất ít gặp).

Cách xử trí:

Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu thường phụ thuộc liều, hay gặp khi người bệnh dùng liều > 25 mg/kg thể trọng sau 2 tháng điều trị. Tuy nhiên viêm dây thần kinh thị giác cũng có thể gặp chỉ sau vài ngày điều trị. Nói chung ADR thường mất đi khi ngừng thuốc, nhưng ngoại lệ cũng có một số rất ít trường hợp kéo dài đến 1 năm hoặc hơn nữa, thậm chí những trường hợp này có thể không hồi phục. Biến đổi thị giác có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt. Vì vậy trong thời gian dùng thuốc phải kiểm tra chức năng nhìn của từng bên mắt và cả hai mắt. Dùng Hydroxocobalamin và Cyanocobalamin để điều trị mất thị lực kéo dài có kết quả thất thường.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Với người bệnh giảm chức năng thận phải giảm liều, dựa vào nồng độ Ethambutol trong huyết thanh.

  • Thận trọng với người có bệnh ở mắt (như đục thủy tinh thể, các tình trạng tái phát viêm mắt, bệnh lý võng mạc do đái tháo đường), người già và trẻ em, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi vì khó phát hiện và đánh giá các biến đổi về chức năng thị giác.

  • Thời kỳ mang thai: Mặc dù Ethambutol qua được nhau thai nhưng chưa có nguy cơ nào được thông báo vì dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

  • Thời kỳ cho con bú: Không dùng cho trẻ nhỏ vì trẻ không thể cho biết rối loạn thị giác.

Quá liều

Dấu hiệu và triệu chứng: Không thấy dấu hiệu ngộ độc cấp với liều dùng bình thường. Ngộ độc cấp thường xảy ra khi dùng liều cao hơn 10 g với các triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, đau bụng, sốt, lú lẫn, ảo giác và các bệnh lý khác của thần kinh thị giác.

Xử trí: Khi ngộ độc Ethambutol, phải nhanh chóng rửa dạ dày và tiến hành thẩm phân thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc để giảm nhanh nồng độ thuốc trong máu.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Với Isoniazid và các thuốc độc thần kinh khác (thí dụ: Disulfiram, Cloroquin, Hydralazin...). Dùng đồng thời Ethambutol với các thuốc đó có thể tăng nguy cơ độc thần kinh, như viêm dây thần kinh thị giác và ngoại biên.

Với các Antacid: Nhôm Hydroxyd làm giảm hấp thu Ethambutol ở một số người bệnh.