Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-11372-10

Đóng gói:

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

USP

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Torrent Pharmaceuticals Ltd.

Quốc gia sản xuất:

India

Công ty đăng ký:

Torrent Pharmaceuticals Ltd.

Quốc gia đăng ký:

Torrent Pharmaceuticals Ltd.

Loại thuốc:

Thuốc hạ Glucose máu

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng và cách dùng:

  • Không có liều lượng cố định cho Repaglinide dùng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Lượng Glucose trong máu của bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ để xác định liều tối thiểu có hiệu quả cho bệnh nhân.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với Repaglinide hoặc với một thành phần nào đó của thuốc.

  • Không dùng Repaglinide đơn trị liệu cho người bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin (đái tháo đường túyp 1).

  • Không dùng cho người bệnh nhiễm acid Ceton, tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường.

  • Người suy gan nặng.

  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

  • Người bị stress cấp tính (sốt cao, chấn thương, nhiễm khuẩn, phẫu thuật) phải ngừng dùng Repaglinide và thay tạm thời bằng Insulin.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể gây hạ đường huyết, làm xuất hiện các triệu chứng như run rẩy, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, ra mồ hôi, căng thẳng hoặc dễ cáu kỉnh, thay đổi đột ngột hành vi hoặc tâm trạng, đau đầu, tê hoặc ngứa ran xung quanh miệng, yếu ớt, da nhợt nhạt, đói, chuyển động vụng về hoặc bị giật, nhầm lẫn, mất ý thức.

Ngoài ra, Repaglinide có thể gây ra các tác dụng phụ như nghẹt mũi, đau khớp, đau lưng, táo bón, tiêu chảy.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Người dưới 18 tuổi, người trên 75 tuổi, người suy gan, suy thận:Chưa đủ tài liệu nghiên cứu, vì vậy không nên dùng. Nếu dùng phải hết sức thận trọng.

  • Người 60–75 tuổi: Không cần điều chỉnh liều, trừ khi có suy thận, tuy nhiên, người cao tuổi thường nhạy cảm với tụt Glucose huyết, phải theo dõi chặt chẽ khi bắt đầu điều trị.

  • Người lái xe và vận hành máy: cần phải hết sức thận trọng, tránh tụt glucose huyết vì nếu xảy ra sẽ không tự chủ được tay lái, dễ xảy ra tai nạn.

  • Người suy thận không cần điều chỉnh liều khởi đầu, nhưng phải thận trọng mỗi lần tăng liều.

  • Người suy gan không cần điều chỉnh liều khởi đầu, nhưng khoảng thời gian chờ để tăng liều phải dài hơn (> 1 tuần).

  • Thời kỳ mang thai: Chưa có nghiên cứu về Repaglinide trên người mang thai. Trên chuột cống trắng có thai vào cuối kỳ dùng liều cao Repaglinide thấy độc cho thai, có dị dạng ở các chi. Vì vậy, không dùng cho người có thai. Nếu đang dùng Repaglinide mà có thai thì phải ngừng thuốc và thay bằng Insulin.

  • Thời kỳ cho con bú: Chưa có nghiên cứu trên người nhưng đã thấy Repaglinide ở sữa của chuột mẹ uống thuốc. Do đó, cần tránh dùng cho phụ nữ cho con bú. Nếu cần dùng thuốc, phải ngừng cho con bú.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Ảnh hưởng của các thuốc khác lên Repaglinide

  • Các thuốc ảnh hưởng đến enzyme CYP3A4 có thể ảnh hưởng đến nồng độ Repaglinide trong máu, làm thay đổi tác dụng hạ glucose của Repaglinide. Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporanox), Fluconazole (Diflucan), Erythromycin (Ribery-Tab) và Clarithromycin (Biaxin) làm tăng nồng độ Repaglinide trong máu, gây hạ đường huyết (Glucose máu quá thấp), các phản ứng nguy hiểm có thể xảy ra. Barbiturat, Carbamazepin (Tegretol) và Rifampin (Rifadin) làm giảm nồng độ Repaglinide trong máu, gây tăng đường huyết (Glucose máu cao).

  • Một số loại thuốc làm tăng lượng đường trong máu, đảo ngược tác dụng của Repaglinide bao gồm thuốc lợi tiểu Thiazide như hHdrochlorothiazide (Microzide), thuốc lợi tiểu quai như Furosemide (Lasix), Amphetamines, Glucocorticoid như Prednisone và Methylprednisolone (Medrol), Estrogen, Isoniazid, Phenothiazin như Chlorpromazine (Thorazine), Phenytoin (Dilantin), Somatropin (Genotropin), thuốc thông mũi và thuốc tuyến giáp.

  • Anabolic Steroid hoặc Androgen có thể làm tăng nguy cơ phát triển hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc kiểm soát đường huyết.

  • Thuốc ức chế MAO [ví dụ: Isocarboxazid (Marplan) và Phenelzine (Nardil), Salicylat và thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc như Paroxetine (Paxil), Fluoxetine (Prozac) và Sertraline (Zoloft)] cũng có thể làm tăng tác dụng của Repaglinide và làm trầm trọng thêm tình trạng hạ đường huyết.

  • Thuốc chẹn beta, ví dụ: Propranolol (Inderal), Atenolol (Tenormin) có thể gây hạ đường huyết hay tăng đường huyết, làm giảm sự phản ứng của cơ thể, gây khó khăn trong việc nhận ra tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết.

  • Không kết hợp Gemfibrozil (Lopid), Atazanavir (Reyataz) và Trimethoprim (Primsol) với Repaglinide vì các thuốc này có thể làm tăng nồng độ của Repaglinide trong máu, dẫn đến hạ đường huyết.