Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-16256-13

Đóng gói:

Hộp 1 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

NSX

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Emcure Pharmaceuticals Limited

Quốc gia sản xuất:

India

Công ty đăng ký:

Emcure Pharmaceuticals Ltd.

Quốc gia đăng ký:

Emcure Pharmaceuticals Ltd.

Loại thuốc:

Vitamin tan trong nước

Hướng dẫn sử dụng

Cách dùng:

  • Thuốc được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói, nhưng thuốc có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, nên thường uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước. Không nhai viên thuốc khi uống.

  • Bắt đầu dùng liều tối thiểu và tăng khi đáp ứng với thuốc.

  • Liều sau đây tính theo sắt nguyên tố (đường uống):

Người lớn:

  • Bổ sung chế độ ăn: Nam: 10mg sắt nguyên tố/ngày; Nữ (19 – 51 tuổi): 15mg sắt nguyên tố/ ngày.

  • Ðiều trị: 2 – 3mg sắt nguyên tố/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần. Sau khi lượng hemoglobin trở lại bình thường, tiếp tục điều trị trong 3 – 6 tháng.

Trẻ em:

  • Bổ sung chế độ ăn: Trẻ em dưới 12 tháng tuổi: 6mg sắt nguyên tố/ngày; 1 – 10 tuổi: 10mg sắt nguyên tố/ngày; 11 – 18 tuổi: 15mg sắt nguyên tố/ngày (Nữ); 12mg sắt nguyên tố/ ngày (Nam).

  • Ðiều trị: Trẻ nhỏ: 10 – 25mg, chia làm 3 – 4 lần/ngày; 6 tháng – 2 tuổi: Uống tới 6mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần; 2 – 12 tuổi: 3mg/kg/ngày, chia làm 3 – 4 lần.

  • Người cao tuổi: Giống liều của người lớn, trừ nữ lớn hơn 51 tuổi: 10mg sắt nguyên tố/ngày.

  • Người mang thai: Nhu cầu sắt gấp đôi bình thường, cần bổ sung chế độ ăn để đạt 30mg sắt nguyên tố/ngày.

  • Ðiều trị: 60 – 100mg sắt nguyên tố/ngày, kèm theo 0,4mg acid folic, chia làm 3 – 4 lần/ngày.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Không được dùng Acid Folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn. Các chế phẩm đa vitamin có chứa Acid Folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức độ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.

Mặc dù Acid Folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12 nhưng vẫn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hóa tủy sống bán cấp.

Tác dụng phụ

Acid Folic có thể gây ra tác dụng phụ. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức: nổi mẩn da, ngứa, đỏ da, khó thở.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc Folat.

Phụ nữ có thai: Nên bổ sung Acid Folic cho người mang thai, nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét, vì các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt Acid Folic.

Bà mẹ cho con bú: Acid Folic bài tiết nhiều vào sữa mẹ. Mẹ cho con bú dùng được Acid Folic. Folat ưu tiên tích lũy trong sữa trên cả nhu cầu về Folat của người mẹ. Nồng độ Acid Folic trong sữa non tương đối thấp nhưng sẽ tăng dần trong quá trình cho con bú. Nồng độ Folat ở trẻ sơ sinh và trẻ đang bú bao giờ cũng cao hơn nồng độ ở người mẹ hay người lớn bình thường. Nếu người mẹ dinh dưỡng tốt thì không cần thiết phải uống thêm Acid Folic; thiếu Acid Folic và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không xảy ra ở phụ nữ không uống thêm thuốc ngay cả khi cho con bú hơn 1 năm. Ở phụ nữ dinh dưỡng kém cho con bú có thể dẫn đến thiếu Acid Folic nặng và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở người mẹ. Ðối với những người bệnh này cho thấy tình trạng thiếu Acid Folic liên quan đến thời gian cho con bú. Bảo quản sữa trong tủ lạnh trong thời gian 24 giờ không ảnh hưởng đến lượng Folat trong sữa, nhưng bảo quản trong tủ đông lạnh quá 3 tháng sẽ không bảo đảm cung cấp đủ lượng Folat cần thiết cho trẻ.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Folat và Sulphasalazin: Hấp thu Folat có thể bị giảm.

  • Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của Folat và gây giảm Folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.

  • Acid Folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng Acid Folic để nhằm bổ sung thiếu Folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.

  • Acid Folic và Cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của Acid Folic.