Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

Đóng gói:

Hộp 10 lọ

Tiêu chuẩn:

Tuổi thọ:

Quốc gia sản xuất:

Công ty đăng ký:

Quốc gia đăng ký:

Loại thuốc:

Thuốc kháng sinh

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng :

 

  • Truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch: liều thường dùng mỗi ngày fosfomycin dùng đường tiêm tĩnh mạch là 2 – 4 g cho người lớn và 100 – 200 mg/kg thể trọng trẻ em, truyền vào tĩnh mạch theo cách truyền nhỏ giọt. Liều nói trên chia làm 2 lần, mỗi liều được hoà tan vào 100 đến 500 dịch truyền, thời gian truyền từ 1 đến 2 giờ. 

  • Tiêm tĩnh mạch: liều dùng mỗi ngày cho người lớn và trẻ em cũng bằng liều truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch nhưng chia thành 2 đến 4 liều. Dung môi để hoà tan 1 đến 2 g chế phẩm là 20 ml nước pha tiêm hoặc 20 ml dung dịch glucoza 5%, thời gian tiêm tĩnh mạch phải thực hiện trong 5 phút hoặc hơn. 

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Fosfomycin.

  • Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 5ml/ phút.

  • Viêm thận – bể thận hoặc áp xe quanh thận.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, ngứa âm đạo, sổ mũi, đau lưng, cảm sốt, phát ban, đau khớp, sưng miệng hoặc lưỡi, vàng da hoặc mắt. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Trước khi dùng Fosfomycin, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Fosfomycin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là Cisapride (Propulsid), Metoclopramid (REGLAN) và các vitamin. Nói với bác sĩ nếu bạn có hay đã từng có bệnh hen suyễn hoặc bệnh gan.

Theo nguyên tắc chung, thời gian sử dụng thuốc này cần được giới hạn trong thời hạn tối thiểu theo yêu cầu chữa bệnh đối với từng bệnh nhân, sau khi xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc, nhằm tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận để đề phòng nguy cơ bị sốc. Thận trọng khi dùng thuốc cho các bệnh nhân cần giảm lượng natri đưa vào cơ thể do suy tim, suy thận, cao huyết áp.

Thận trọng khi sử dụng Fosfomycin Sodium trong những trường hợp: Bản thân bệnh nhân hoặc người trong gia đình có các yếu tố mắc bệnh dị ứng như hen, phát ban, nổi mề đay; bệnh nhân bị thiểu năng gan (chứng thiểu năng gan có thể trầm trọng hơn).

  • Phụ nữ có thai: Vì chưa xác định được độ an toàn của Fosfomycin đối với phụ nữ có thai, không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.

  • Bà mẹ cho con bú: Không biết Fosfomycin có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết vào sữa mẹ và vì nguy cơ gây ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ dùng Fosfomycin, nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Fosfomycin không được thành lập ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

  • Người cao tuổi: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.

Quá liều

  • Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với Fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ Fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.

  • Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm beta-lactam, Aminoglycosid, Macrolid, Tetracyclin, Cloramphenicol, Rifapicin, Colistin, Vancomycin và Lincomycin.