Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
VD-0216-06Đóng gói:
Hộp 1 lọ 5 mlTiêu chuẩn:
Tuổi thọ:
Quốc gia sản xuất:
Công ty đăng ký:
Quốc gia đăng ký:
Loại thuốc:
Thuốc kháng sinhHướng dẫn sử dụng
Thường dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da. Khi không tiêm bắp được, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Trường hợp này, pha Gentamicin với dung dịch Natri clorid hoặc Glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg Gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 - 60 phút. Với người bệnh có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.
Liều lượng phải điều chỉnh tùy theo tình trạng và tuổi tác người bệnh.
Gentamicin thường phối hợp với các kháng sinh khác để mở rộng phổ tác dụng hoặc tăng tính hiệu quả như phối hợp với Penicilin để điều trị nhiễm khuẩn do Enterococcus và Streptococcus, hoặc với 1 beta - lactam kháng Pseudomonas để chống nhiễm khuẩn Pseudomonas hoặc với Metronidazol hoặc Clindamycin đối với nhiễm khuẩn hỗn hợp hiếu khí - yếm khí.
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường: Người lớn 3mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần tiêm bắp. Trẻ em: 3mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1mg/kg cứ 8 giờ 1 lần).
Kinh nghiệm gần đây cho thấy cả liều trong ngày có thể tiêm một lần (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch quãng ngắn) cho người bệnh dưới 65 tuổi, có chức năng thận bình thường, điều trị không quá 1 tuần, và khi không bị nhiễm khuẩn do Enterococci hoặc Pseudomonas spp. Trong những trường hợp này, hiệu quả ít nhất là tương đương và dung nạp đôi khi tốt hơn, nếu tiêm ngày 1 lần so với cách tiêm cổ điển (8 giờ 1 lần). Trong trường hợp khác, tiêm 2 lần mỗi ngày là cách hay được khuyến cáo nhất, trừ trường hợp suy thận thì cần duy trì các biện pháp thông thường. Khi điều trị kéo dài quá 7 - 10 ngày, nên định lượng nồng độ Gentamicin trong huyết tương. Nếu nồng độ còn lại (đo ngay trước khi tiêm liều tiêm tiếp sau) dưới 2 microgam/ml chứng tỏ khoảng cách dùng là phù hợp với khả năng đào thải của người bệnh.
Người bệnh suy thận: Cần thiết phải điều chỉnh liều lượng, theo dõi đều đặn chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình, đồng thời cần kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu điều kiện cho phép).
Cách điều chỉnh liều theo nồng độ Creatinin huyết thanh: Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm. Tính khoảng cách (tính theo giờ) giữa 2 lần tiêm bằng cách nhân trị số Creatinin huyết thanh (mg/lít) với 0,8; hoặc có thể giữ khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 giờ, nhưng giảm liều dùng. Trong trường hợp này, sau khi tiêm 1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần mười (1/10) của trị số Creatinin huyết thanh (mg/lít).
Cách điều chỉnh liều theo độ thanh thải Creatinin nội sinh:
Dùng liều khởi đầu là 1mg/kg.
Các liều tiếp theo được tiêm cứ 8 giờ một lần, và tính theo công thức: 1mg/kg x [giá trị độ thanh thải Creatinin của người bệnh : giá trị bình thường của độ thanh thải Creatinin (100)]
Các giá trị của độ thanh thải Creatinin được biểu thị bằng ml/phút.
Trường hợp thẩm tách máu định kỳ: Tiêm tĩnh mạch chậm liều khởi đầu 1mg/kg vào cuối buổi thẩm tách máu.
Trường hợp thẩm tách phúc mạc: Liều khởi đầu 1mg/kg tiêm bắp. Trong khi thẩm tách, các lượng bị mất được bù bằng cách thêm 5 - 10mg Gentamicin cho 1 lít dịch thẩm tách.
Thông tin về dược chất
Chống chỉ định
Người bệnh dị ứng với Gentamicin và với các Aminoglycosid khác.
Tác dụng phụ
Gentamicin dạng nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt có thể gây kích ứng, rát, đau nhói hoặc sưng mắt.
Lưu ý
1. Thận trọng:
Tất cả các Aminoglycosid đều độc hại đối với cơ quan thính giác và thận. Tác dụng không mong muốn quan trọng thường xảy ra với người bệnh cao tuổi và/hoặc với người bệnh đã bị suy thận. Cần phải theo dõi rất cẩn thận đối với người bệnh được điều trị với liều cao hoặc dài ngày, với trẻ em, người cao tuổi và người suy thận, ở họ, cần phải giảm liều. Người bệnh có rối loạn chức năng thận, rối loạn thính giác... có nguy cơ bị độc hại với cơ quan thính giác nhiều hơn. Phải sử dụng rất thận trọng nếu có chỉ định bắt buộc ở những người bị nhược cơ nặng, bị Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ. Nguy cơ nhiễm độc thận thấy ở người bị hạ huyết áp, hoặc có bệnh về gan hoặc phụ nữ.
-
Phụ nữ có thai: Tất cả các Aminoglycosid đều qua nhau thai và có thể gây độc thận cho thai. Với Gentamicin chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người nhưng vì các Aminoglycosid khác đều có thể gây điếc cho thai, cần phải cân nhắc lợi và hại khi phải dùng Gentamicin trong những bệnh đe dọa tính mạng hoặc nghiêm trọng mà các thuốc khác không thể dùng được hoặc không hiệu lực.
-
Bà mẹ cho con bú: Các Amoniglycosid được bài tiết vào sữa với lượng nhỏ. Tuy nhiên các Aminoglycosid, kể cả Gentamicin, được hấp thu kém qua đường tiêu hóa và chưa có tư liệu về vấn đề độc hại đối với trẻ đang bú mẹ.
Quá liều
Bảo quản
-
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
-
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Tương tác
Việc sử dụng đồng thời Gentamicin với các thuốc gây độc cho thận bao gồm các Aminoglycosid khác, Vancomycin và một số thuốc họ Cephalosporin, hoặc với các thuốc tương đối độc đối với cơ quan thính giác như Acid Ethacrynic và có thể Furosemid sẽ làm tăng nguy cơ gây độc. Nguy cơ này cũng tăng lên khi dùng Gentamicin đồng thời với các thuốc có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ. Indomethacin có thể làm tăng nồng độ huyết tương của các Aminoglycosid nếu được dùng chung. Việc sử dụng chung với các thuốc chống nôn như Dimenhydrinat có thể che lấp những triệu chứng đầu tiên của sự nhiễm độc tiền đình.