Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
VN-16506-13Đóng gói:
Hộp 10 vỉ x 10 viênTiêu chuẩn:
NSXTuổi thọ:
36 thángCông ty sản xuất:
Mitsubishi Tanabe Pharma Factory Ltd.Quốc gia sản xuất:
JapanCông ty đăng ký:
Laboratoires Fournier SA.Quốc gia đăng ký:
Laboratoires Fournier SA.Loại thuốc:
Thuốc trị tăng huyết ápThông tin về dược chất
1. Loại thuốc:
Thuốc đối kháng Calci, trị đau thắt ngực và tăng huyết áp
2. Dạng thuốc và Hàm lượng:
-
Viên nén Diltiazem hydroclorid 60 mg.
-
Viên nang Diltiazem hydroclorid 60 mg, 90 mg, 120 mg, 180 mg, 240 mg, 300 mg.
-
Viên nén giải phóng chậm Diltiazem hydroclorid 60 mg, 90 mg và 120 mg.
Chống chỉ định
-
Rối loạn hoạt động nút xoang, blốc nhĩ thất độ 2 và độ 3.
-
Mẫn cảm với Diltiazem.
-
Suy thất trái kèm theo sung huyết phổi.
-
Nhịp tim chậm dưới 50 phút.
Tác dụng phụ
1. Thuốc có thể gây khó chịu ít nhiều ở một số người bệnh. Khoảng 30% người bệnh dùng thuốc được ghi nhận gặp tác dụng không mong muốn liên quan đến khả năng gây giãn mạch của Diltiazem. Những biểu hiện hay gặp nhất là nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt và phù cổ chân. Khoảng 2% có ban dị ứng.
-
Thường gặp:
-
Toàn thân: Phù cổ chân, đau đầu, chóng mặt, ngủ gà
-
Tuần hoàn: Blốc nhĩ thất độ 1
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón
-
Da: Ngứa ngáy, ngoại ban.
-
-
Ít gặp: Nhịp tim chậm, mày đay.
-
Hiếm gặp:
-
Toàn thân: Ban ở mặt với cảm giác nóng bừng
-
Tuần hoàn: Blốc nhĩ thất độ 2 và 3, ngừng xoang, đau thắt ngực tăng thêm, đánh trống ngực, tụt huyết áp, tim đập nhanh, ngoại tâm thu
-
Tiêu hóa: Phì lợi, viêm gan
-
Da: Ban đỏ đa dạng, phù Quincke
-
Cơ xương khớp: Ðau cơ, đau khớp
-
Thần kinh: Lú lẫn hoặc mất ngủ
-
Ban do quá mẫn cảm, thường nhẹ và thoáng qua nhưng một số ít trường hợp có thể bị ban đa dạng, viêm da tróc vảy. Tăng men gan thoáng qua và viêm gan
-
Diltiazem cũng gây suy tim sung huyết, đòi hỏi chăm sóc kỹ người bệnh khi có suy chức năng thất trái.
-
2. Cách xử trí
Trong một số ít trường hợp có thể thấy tăng 1 số men gan (SGOT, SGPT, gamma GT, LDH) và Phosphatase kiềm với triệu chứng tương tự viêm gan cấp. Vì thế cần phải theo dõi các thông số về gan đều đặn. Ðặc biệt khi dùng liều cao và/hoặc có tiền sử bệnh tim, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền (blốc xoang nhĩ hoặc nhĩ thất), hạ huyết áp, đánh trống ngực và suy tim có thể xảy ra. Thầy thuốc cần theo dõi thường xuyên, xử lý tùy theo triệu chứng (xem mục xử trí quá liều).
Lưu ý
1. Thận trọng:
-
Theo dõi thường xuyên đối với người bệnh đái tháo đường khi sử dụng thuốc này.
-
Người bệnh bị rối loạn chức năng gan từ trước hoặc mới nẩy sinh trong quá trình điều trị.
-
Blốc nhĩ thất độ 1 hoặc khoảng PR kéo dài, chậm nhịp tim, huyết áp thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg).
-
Người bệnh giảm chức năng thất trái, người bệnh suy thận.
-
Thời kỳ mang thai: Diltiazem có thể gây quái thai ở động vật thí nghiệm, tuy chưa có kinh nghiệm nào trên người mang thai, nhưng nói chung chống chỉ định đối với người mang thai hoặc nghi có thai
-
Thời kỳ cho con bú: Diltiazem bài tiết qua sữa mẹ và chưa biết được ảnh hưởng có thể xảy ra với trẻ còn bú, do đó không nên cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
Quá liều
-
Triệu chứng: Hầu hết người bệnh uống Diltiazem quá liều sẽ dẫn đến hạ huyết áp sau khoảng 8 giờ dùng thuốc. Nhịp tim chậm và blốc nhĩ thất từ độ I chuyển sang độ III, có thể dẫn đến ngừng tim. Nửa đời thải trừ của Diltiazem sau khi dùng quá liều vào khoảng 5,5 đến 10,2 giờ.
-
Ðiều trị: Nếu người bệnh đến sớm: Cần rửa dạ dày và uống than hoạt để giảm khả năng hấp thu Diltiazem. Trong trường hợp hạ huyết áp có thể truyền Calci gluconat và các thuốc Dopamin, Dobutamin hoặc Isoprenalin. Trường hợp người bệnh bị loạn nhịp và blốc nhĩ thất mức độ cao có thể dùng Atropin, Isoprenalin. Nếu thất bại có thể phải đặt máy tạo nhịp tim.
Bảo quản
Thuốc Diltiazem cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, trong bao gói kín, tránh ẩm và ánh sáng
Tương tác
-
Thuốc chống loạn nhịp: Diltiazem có đặc tính chống loạn nhịp, do đó không nên dùng phối hợp với thuốc chống loạn nhịp khác vì chúng làm tăng các tác dụng ngoại ý trên tim do phối hợp tác dụng. Khi dùng phối hợp Diltiazem với Carbamazepin, Ciclosporin và Theophylin, Diltiazem làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. Do đó cần phải điều chỉnh liều trong thời gian phối hợp và sau khi ngừng phối hợp.
-
Digoxin: Diltiazem làm tăng nhẹ nồng độ Digoxin trong máu.
-
Thuốc đối kháng thụ thể H2: Khi sử dụng Cimetidin hoặc Ranitidin đồng thời với Diltiazem, các thuốc này làm tăng nồng độ của Diltiazem trong máu.
-
Thuốc chống động kinh: Diltiazem có thể tăng độc tính của Carbamazepin.
-
Diltiazem có thể được sử dụng an toàn đồng thời với các thuốc chẹn beta, lợi tiểu, thuốc ức chế enzym chuyển và các thuốc trị tăng huyết áp khác; nhưng khi dùng phối hợp các thuốc này, người bệnh cần phải được theo dõi thường xuyên.
-
Thuốc chẹn alpha: Khi dùng đồng thời các thuốc chẹn thụ thể alpha với Diltiazem (ví dụ Prazosin) cần phải theo dõi chặt chẽ huyết áp động mạch, vì phối hợp 2 thuốc này có thể gây ra hiệp đồng tác dụng làm giảm huyết áp của người bệnh.