Hiển thị tất cả Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-17749-14

Đóng gói:

Hộp 3 vỉ x 10 viên nén bao phim

Tiêu chuẩn:

NSX

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Merck KGaA

Quốc gia sản xuất:

Germany

Công ty đăng ký:

Merck KGaA

Quốc gia đăng ký:

Merck KGaA

Loại thuốc:

Hormone tuyến giáp

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Nhiễm độc do tuyến giáp chưa được điều trị và nhồi máu cơ tim cấp.

  • Suy thượng thận chưa được điều chỉnh vì làm tăng nhu cầu hormone thượng thận ở các mô và có thể gây suy thượng thận cấp.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: giảm cân; run rẩy; đau đầu; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; co thắt dạ dày; căng thẳng; cáu gắt; mất ngủ; mồ hôi quá nhiều; tăng sự thèm ăn; sốt; thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt; nhạy cảm với nhiệt; rụng tóc tạm thời, đặc biệt là ở trẻ em trong những tháng đầu tiên điều trị.

Nếu bạn gặp một trong các triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức hoặc được điều trị y tế khẩn cấp: đau ngực (đau thắt ngực); nhịp tim nhanh hoặc không đều.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Rất thận trọng khi dùng cho người bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Xuất hiện đau vùng ngực và tăng nặng các bệnh tim mạch khác cần phải giảm liều.

  • Những người đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt hoặc suy thượng thận, khi điều trị Levothyroxin sẽ làm tăng thêm các triệu chứng bệnh. Ðiều chỉnh các biện pháp điều trị cho hợp lý trong các bệnh nội tiết song hành này là rất cần thiết. Ðiều trị hôn mê phù niêm phải dùng kèm Glucocorticoid.

  • Ở trẻ em dùng quá liều gây liền sớm khớp sọ.

  • Nếu dùng phối hợp thuốc chống đông máu uống cần kiểm tra thường xuyên thời gian Prothrombin để xác định có cần điều chỉnh liều lượng hay không.

  • Thời kỳ mang thai: Các hormone tuyến giáp không dễ qua hàng rào nhau thai. Chưa thấy tác dụng nào đến bào thai khi người mẹ mang thai dùng hormone giáp. Việc điều trị vẫn được tiếp tục cho người phụ nữ thiểu năng tuyến giáp vì trong thời kì mang thai, nhu cầu Levothyroxin có thể tăng. Cần điều chỉnh liều bằng cách kiểm tra định kỳ nồng độ TSH trong huyết thanh.

  • Thời kỳ cho con bú: Một lượng nhỏ hormone tuyến giáp được bài tiết qua sữa. Thuốc không gây tác dụng có hại đến trẻ nhỏ và không gây khối u. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Quá liều

  • Triệu chứng: Gây trạng thái tăng chuyển hóa tương tự như nhiễm độc giáp nội sinh. Dấu hiệu và triệu chứng như sau: Giảm cân, tăng thèm ăn, đánh trống ngực, bồn chồn, ỉa chảy, co cứng bụng, vã mồ hôi, nhịp tăng nhanh, tăng huyết áp, loạn nhịp, giật rung, mất ngủ, sợ nóng, sốt, rối loạn kinh nguyệt. Triệu chứng không phải lúc nào cũng lộ rõ, có thể nhiều ngày sau khi uống thuốc mới xuất hiện.

  • Xử trí: Levothyroxin cần được giảm liều hoặc ngừng tạm thời nếu dấu hiệu và triệu chứng quá liều xuất hiện. Quá liều cấp, phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ ngay. Mục đích điều trị là làm giảm hấp thu ở đường tiêu hóa và chống tác dụng trên thần kinh trung ương và ngoại vi chủ yếu là những tác dụng tăng hoạt động giao cảm. Có thể rửa dạ dày ngay hoặc gây nôn nếu không có chống chỉ định khác (hôn mê, co giật, mất phản xạ nôn). Cholestyramin hoặc than hoạt cũng được dùng để giảm hấp thu Levothyroxin. Cho thở oxy và duy trì thông khí nếu cần. Dùng các chất chẹn beta - Adrenergic ví dụ Propranolol để chống nhiều tác dụng tăng hoạt động giao cảm. Tiêm tĩnh mạch Propranolol 1 - 3 mg/10 phút hoặc uống 80 - 160 mg/ngày đặc biệt là khi không có chống chỉ định. Có thể dùng các Glycosid trợ tim nếu suy tim sung huyết xuất hiện. Cần tiến hành các biện pháp kiểm soát sốt, hạ đường huyết, mất nước khi cần. Nên dùng Glucocorticoid để ức chế chuyển hóa từ T4 thành T3. Do T4 liên kết Protein nhiều nên rất ít thuốc được loại ra bằng thẩm phân.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Corticosteroid: Sự thanh thải qua chuyển hóa các Corticosteroid giảm ở người bệnh suy giáp và tăng ở người cường giáp, do đó có thể thay đổi cùng với sự thay đổi của tuyến giáp. Ðiều chỉnh liều phải dựa vào kết quả đánh giá chức năng tuyến giáp và tình trạng lâm sàng.

  • Amiodaron: Amiodaron dùng một mình có thể gây cường giáp hoặc suy giáp.

  • Thuốc chống đông, Coumarin hoặc dẫn xuất Indanodion: Tác dụng của thuốc chống đông uống có thể bị ảnh hưởng, tùy thuộc trạng thái tuyến giáp của người bệnh; khi tăng liều hormone tuyến giáp có thể cần phải giảm liều thuốc chống đông; điều chỉnh liều thuốc chống đông dựa vào thời gian Prothrombin.

  • Thuốc chống đái tháo đường và/hoặc Insulin: Hormone tuyến giáp có thể làm tăng nhu cầu Insulin hoặc thuốc chống đái tháo đường; nên theo dõi cẩn thận việc kiểm soát đái tháo đường, khi bắt đầu hoặc khi thay đổi hoặc ngừng điều trị tuyến giáp.

  • Tác nhân chẹn beta - Adrenegic: Tác dụng của 1 vài loại thuốc này bị giảm khi người bệnh bị bệnh suy giáp trở lại bình thường.

  • Các Cytokin (Interferon, Interleukin): Có thể gây cả chứng suy giáp và cường giáp.

  • Các Glycosid trợ tim: Tác dụng của các thuốc này có thể bị giảm. Nồng độ Digitalis trong huyết thanh có thể bị giảm ở người cường giáp hoặc ở người bệnh bị suy giáp trở lại bình thường.

  • Ketamin: Gây tăng huyết áp và nhịp tim nhanh nếu dùng đồng thời với Levothyroxin.

  • Maprotilin: Nguy cơ loạn nhịp có thể tăng.

  • Natri Iodid (123I và 131I): Sự hấp thu ion đánh dấu phóng xạ có thể bị giảm.

  • Somatrem/Somatropin: Dùng đồng thời với hormone tuyến giáp quá nhiều có thể làm cốt hóa nhanh đầu xương. Suy giáp không được điều trị có thể ảnh hưởng đến đáp ứng tăng trưởng với 2 thuốc này.

  • Theophylin: Sự thanh thải của Theophylin giảm ở người suy giáp và trở lại bình thường khi tuyến giáp trở lại bình thường.

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Dùng đồng thời sẽ làm tăng tác dụng và tăng độc tính của cả 2 thuốc, có thể do tăng nhạy cảm với Catecholamin. Tác dụng của thuốc trầm cảm ba vòng có thể đến sớm hơn.

  • Thuốc giống thần kinh giao cảm: Dùng đồng thời có thể tăng nguy cơ suy mạch vành ở người bệnh bị mạch vành.