Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-5568-01

Đóng gói:

Hộp 2 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

Tuổi thọ:

Quốc gia sản xuất:

Công ty đăng ký:

Quốc gia đăng ký:

Loại thuốc:

Thuốc ức chế enzym chuyển Angiotensin

Hướng dẫn sử dụng

Người lớn

  • Ðiều trị tăng huyết áp:

    • Liều khởi đầu: 5 - 10 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

    • Liều duy trì: 20 - 40 mg/ngày.

  • Làm thuốc giãn mạch, điều trị suy tim sung huyết:

    • Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

    • Liều duy trì: 10 - 20 mg/ngày.

  • Nhồi máu cơ tim: Dùng cùng với thuốc tan huyết khối, Aspirin liều thấp và thuốc chẹn beta.

    • Liều khởi đầu: Dùng 5 mg trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng của nhồi máu cơ tim xảy ra, tiếp theo sau 24 và 48 giờ dùng liều tương ứng 5 và 10 mg.

    • Liều duy trì 10 mg/ngày, điều trị liên tục trong 6 tuần; nếu có suy cơ tim thì đợt điều trị kéo dài trên 6 tuần.

  • Ðiều trị tăng huyết áp kèm suy thận:Nếu độ thanh thải Creatinin từ 10 - 30 ml/phút, dùng liều khởi đầu 2,5 - 5 mg/lần/ngày. Nếu độ thanh thải Creatinin < 10 ml/phút, dùng liều khởi đầu 2,5 mg/lần/ngày. Sau đó điều chỉnh liều dựa vào sự dung nạp thuốc và đáp ứng huyết áp của từng người bệnh, nhưng tối đa không quá 40 mg/lần/ngày.

  • Ðiều trị suy tim, có giảm Natri huyết: (Nồng độ Natri huyết thanh < 130 mEq/lít), hoặc độ thanh thải Creatinin < 30 ml/phút hoặc Creatinin huyết thanh > 3 mg/decilit, liều ban đầu phải giảm xuống 2,5 mg. Sau liều đầu tiên, phải theo dõi người bệnh trong 6 - 8 giờ cho tới khi huyết áp ổn định.

  • Ðiều trị nhồi máu cơ tim và suy thận: (Nồng độ Creatinin huyết thanh > 2 mg/Decilit), nên dùng Lisinopril khởi đầu thận trọng (việc điều chỉnh liều ở người bệnh nhồi máu cơ tim và suy thận nặng chưa được lượng giá). Nếu suy thận (nồng độ Creatinin huyết thanh > 3 mg/Decilit) hoặc nếu nồng độ Creatinin huyết thanh tăng 100% so với bình thường trong khi điều trị thì phải ngừng Lisinopril. Nếu chế độ điều trị cần phải phối hợp với thuốc lợi tiểu ở người bệnh suy thận nặng thì nên dùng thuốc lợi tiểu quai như Furosemid sẽ tốt hơn lợi tiểu Thiazid.

Trẻ em:

Chưa xác định được hiệu quả và độ an toàn của thuốc.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Không dùng Lisinopril cho người bệnh bị hẹp lỗ van động mạch chủ, hoặc bệnh cơ tim tắc nghẽn, hẹp động mạch thận hai bên hoặc ở một thận đơn độc và người bệnh quá mẫn với thuốc.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: ho; chóng mặt; đau đầu; mệt mỏi quá mức; buồn nôn; tiêu chảy; yếu đuối; hắt hơi; sổ mũi; giảm khả năng tình dục; phát ban

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Các triệu chứng sau đây là phổ biến, nhưng nếu bạn gặp bất kỳ trong số đó, hãy gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức: sưng mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, tay, chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt; sốt, đau họng, ớn lạnh, và các dấu hiệu nhiễm trùng khác; vàng da hoặc mắt; lâng lâng; ngất xỉu.

Cách xử trí

  • Ho: (chiếm tỉ lệ 5 - 20% người bệnh) thường gặp trong tuần đầu điều trị, kéo dài suốt thời gian điều trị, đôi khi phải ngừng điều trị. Tác dụng không mong muốn này có thể do thuốc gián tiếp gây tích lũy Bradykinin, chất P và/hoặc Prostaglandin ở phổi; sẽ mất trong vòng vài ngày sau khi ngừng Lisinopril.

  • Phù mạch: (chiếm tỉ lệ 0,1 - 0,2% người bệnh) biểu hiện là người bệnh nhanh chóng bị sưng phồng mũi, miệng, họng, môi, thanh quản, thanh môn và phù lưỡi; tác dụng không mong muốn này thường không liên quan tới liều dùng và gần như luôn luôn xảy ra trong tuần đầu điều trị, thường là trong vài giờ đầu sau khi bắt đầu dùng thuốc. Phù mạch có thể dẫn tới tắc nghẽn đường hô hấp, suy hô hấp, thậm chí gây tử vong. Mặc dù cơ chế tác dụng chưa biết rõ nhưng có thể do tích luỹ Bradykinin, chất P và/hoặc Prostaglandin, do cảm ứng tự kháng thể đặc hiệu của mô hoặc do ức chế yếu tố bất hoạt bổ thể 1 - Esterase. Khi thấy các triệu chứng phù mạch xảy ra phải ngừng Lisinopril ngay lập tức, tác dụng không mong muốn này sẽ mất dần sau vài giờ. Trường hợp cấp cứu phải dùng Adrenalin, thuốc kháng Histamin, và/hoặc Corticoid để điều trị.

  • Hạ huyết áp: Thường xảy ra khi dùng liều đầu tiên ở người bệnh có tăng hoạt tính Renin huyết tương. Cần phải thận trọng về tác dụng này ở người bệnh ăn ít muối, người bệnh đang điều trị phối hợp nhiều thuốc hạ huyết áp và người bệnh bị suy tim sung huyết ở những người bệnh này nên khởi đầu điều trị với liều rất thấp hoặc tăng ăn muối và ngừng thuốc lợi tiểu 2 - 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị.

  • Tăng Kali huyết: Lisinopril gây tăng Kali huyết ở người bệnh suy thận, người bệnh dùng thuốc lợi tiểu giữ Kali, dùng các chất bổ sung Kali, dùng thuốc chẹn beta hoặc dùng các thuốc chống viêm không Steroid.

  • Protein niệu thường xảy ra với người bệnh suy thận.

  • Ban da (rát sần, mày đay) thường mất đi khi giảm liều hoặc ngừng thuốc hoặc trường hợp nặng thì nên dùng một thuốc kháng Histamin.

  • Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt thường gặp ở người bệnh suy thận hoặc bệnh Colagen mạch. Giảm bạch cầu trung tính dường như liên quan đến liều dùng và có thể bắt đầu xuất hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Người có bệnh thận từ trước hoặc dùng liều cao cần phải theo dõi Protein niệu. Xét nghiệm đều đặn số lượng bạch cầu là cần thiết đối với người bị bệnh Colagen mạch hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Người bị suy tim hoặc người có nhiều khả năng mất muối và nước (thí dụ dùng thuốc cùng với thuốc lợi tiểu hoặc cùng với thẩm tách) có thể bị hạ huyết áp triệu chứng trong giai đoạn đầu điều trị bằng thuốc ức chế Enzym chuyển. Có thể giảm thiểu triệu chứng này bằng cách cho liều khởi đầu thấp, và nên cho lúc đi ngủ.

Vì nồng độ Kali huyết có thể tăng trong khi điều trị bằng thuốc ức chế Enzym chuyển, nên cần phải thận trọng khi dùng các thuốc lợi tiểu giữ Kali, hoặc khi bổ sung thêm Kali

  • Thời kỳ mang thai: Các thuốc ức chế Enzym chuyển có nguy cơ cao gây bệnh và tử vong cho thai nhi và trẻ sơ sinh nếu trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, bà mẹ dùng thuốc này. Vì vậy không dùng Lisinopril cho người mang thai, nếu đang dùng thuốc mà phát hiện có thai thì cũng phải ngừng thuốc ngay.

  • Thời kỳ cho con bú: Chưa xác định được thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, không nên dùng thuốc cho người đang nuôi con bú.

Quá liều

Biểu hiện quá liều có thể là giảm huyết áp. Cách điều trị là truyền tĩnh mạch dung dịch muối đẳng trương. Có thể loại bỏ Lisinopril bằng thẩm tách máu.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Các thuốc cường giao cảm và chống viêm không Steroid, đặc biệt là Indomethacin có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Lisinopril.

  • Ciclosporin, thuốc lợi tiểu giữ Kali và các thuốc bổ sung Kali có thể gây nặng thêm tăng Kali huyết do Lisinopril.

  • Lisinopril có thể làm tăng nồng độ và độc tính của Lithi và Digoxin khi dùng đồng thời.

  • Estrogen gây ứ dịch có thể làm tăng huyết áp.