Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
VD-1742-06Đóng gói:
Hộp 3 vỉ x 10 viên nangTiêu chuẩn:
Tuổi thọ:
Quốc gia sản xuất:
Công ty đăng ký:
Quốc gia đăng ký:
Loại thuốc:
Thuốc làm giảm lipid huyết tươngHướng dẫn sử dụng
Ðiều trị Fenofibrat nhất thiết phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế Lipid. Phải uống thuốc cùng với bữa ăn.
Người lớn: 300mg/ngày (1 viên 300mg, uống vào một bữa ăn chính hoặc uống 3 lần, mỗi lần 1 viên 100mg cùng với các bữa ăn). Liều ban đầu thường là 200mg một ngày (uống một lần hoặc chia làm 2 lần). Nếu Cholesterol toàn phần trong máu vẫn còn cao hơn 4g/lít thì có thể tăng liều lên 300mg/ngày. Cần duy trì liều ban đầu cho đến khi Cholesterol máu trở lại bình thường, sau đó có thể giảm nhẹ liều hàng ngày xuống. Phải kiểm tra Cholesterol máu 3 tháng một lần. Nếu các thông số Lipid máu lại tăng lên thì phải tăng liều lên 300mg/ngày.
Trẻ > 10 tuổi: Cần nghiên cứu kỹ để xác định căn nguyên chính xác của tăng Lipid máu ở trẻ. Có thể điều trị thử kết hợp với một chế độ ăn được kiểm soát chặt chẽ trong vòng 3 tháng. Liều tối đa khuyên dùng là 5 mg/kg/ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt (tăng Lipid máu rất cao kèm theo dấu hiệu lâm sàng của vữa xơ động mạch, cha mẹ có biểu hiện tim mạch do xơ vữa trước 40 tuổi, có đám đọng Xanthom...) thì có thể dùng liều cao hơn nhưng phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định.
Nếu nồng độ Lipid trong máu không giảm nhiều sau 3 đến 6 tháng điều trị bằng Fenofibrat thì cần thay đổi trị liệu (trị liệu bổ sung hoặc trị liệu khác).
Thông tin về dược chất
Chống chỉ định
-
Suy thận nặng.
-
Rối loạn chức năng gan nặng.
-
Trẻ dưới 10 tuổi.
Tác dụng phụ
Táo bón, tiêu chảy, ợ nóng, đau ở lưng, cánh tay hoặc chân, đau đầu, yếu ớt, đau cơ, đau khớp, cảm sốt, phồng rộp hoặc bong tróc da, phát ban, nổi mề đay, đau ở phần lưng trên giữa bả vai hoặc dưới vai phải, đau dạ dày, đặc biệt là phần trên bên phải của dạ dày, buồn nôn, nôn, mẩn đỏ, sưng nóng, đau một chân, khó thở, đau khi thở, ho ra máu. Fenofibrate có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng Fenofibrate.
Lưu ý
1. Thận trọng:
-
Nhất thiết phải thăm dò chức năng gan và thận của người bệnh trước khi bắt đầu dùng Fibrat.
-
Ở người bệnh uống thuốc chống đông máu: Khi bắt đầu dùng Fibrat, cần giảm liều thuốc chống đông xuống chỉ còn một phần ba liều cũ và điều chỉnh nếu cần. Cần theo dõi thường xuyên hơn lượng Prothrombin máu. Ðiều chỉnh liều thuốc chống đông trong quá trình dùng và sau khi ngừng dùng Fibrat 8 ngày.
-
Nhược năng giáp có thể là một yếu tố làm tăng khả năng bị tác dụng phụ ở cơ.
-
Cần đo Transaminase 3 tháng một lần, trong 12 tháng đầu dùng thuốc.
-
Phải tạm ngừng dùng thuốc nếu thấy SGPT (ALT) > 100 đơn vị quốc tế.
-
Không kết hợp Fenofibrat với các thuốc có tác dụng độc với gan.
-
Biến chứng mật dễ xảy ra ở người bệnh xơ ứ gan mật hoặc có sỏi mật.
-
Nếu sau vài tháng dùng thuốc (3 - 6 tháng) mà thấy lượng lipid trong máu thay đổi không đáng kể thì phải xem xét trị liệu khác (bổ sung hoặc khác).
-
Không dùng viên 300mg cho trẻ em; chỉ dùng viên có hàm lượng này cho người bệnh cần dùng liều 300mg Fenofibrat/ngày.
-
Phụ nữ có thai: Không nên dùng trong thời kỳ mang thai.
-
Bà mẹ cho con bú: Không có dữ liệu. Tuy nhiên, vì an toàn, không nên dùng cho người cho con bú.
Quá liều
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bảo quản
-
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
-
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Tương tác
Dùng kết hợp các thuốc ức chế HMG CoA Reductase (ví dụ: Pravastatin, Simvastatin, Fluvastatin) và Fibrat sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp.
Kết hợp Fibrat với Ciclosporin làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
Fenofibrate làm tăng tác dụng của các thuốc uống chống đông và do đó làm tăng nguy cơ xuất huyết do đẩy các thuốc này ra khỏi vị trí gắn với protein huyết tương. Cần theo dõi lượng Prothrombin thường xuyên hơn và điều chỉnh liều thuốc uống chống đông trong suốt thời gian điều trị bằng Fenofibrate và sau khi ngừng thuốc 8 ngày.
Không được dùng kết hợp các thuốc độc với gan (thuốc ức chế MAO, Perhexilin Maleat...) với Fenofibrate.