Hiển thị tất cả Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

QLĐB-384-13

Đóng gói:

Hộp 1 vỉ x 2 viên; hộp 5 vỉ x 2 viên nén

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bos Ton Việt Nam

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bos Ton Việt Nam

Quốc gia đăng ký:

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bos Ton Việt Nam

Loại thuốc:

Thuốc uống tránh thai

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Mang thai hoặc nghi mang thai.

  • Chảy máu âm đạo bất thường không chẩn đoán được nguyên nhân.

  • Viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối tắc mạch thể hoạt động.

  • Bệnh gan cấp tính, u gan lành hoặc ác tính.

  • Carcinom vú hoặc có tiền sử bệnh đó.

  • Vàng da hoặc ngứa dai dẳng trong lần có thai trước.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; mệt mỏi; đau đầu; chóng mặt; đau ngực.

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: đau bụng dưới trầm trọng (3 - 5 tuần sau khi dùng Levonorgestrel)

Cách xử trí:

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất trong liệu pháp Levonorgestrel là rối loạn kinh nguyệt (khoảng 5%). Tiếp tục dùng thuốc thì rối loạn kinh nguyệt giảm. Chảy máu âm đạo thất thường khi sử dụng Levonorgestrel có thể che lấp những triệu chứng của ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung, do đó cần phải định kỳ (6 - 12 tháng) khám phụ khoa để loại trừ ung thư. Chửa ngoài tử cung xảy ra nhiều hơn ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai uống chỉ có Progestogen. Nguy cơ này có thể tăng lên khi sử dụng Levonorgestrel dài ngày và thường ở những người tăng cân ở những phụ nữ đang dùng Levonorgestrel mà có thai hoặc kêu đau vùng bụng dưới thì thầy thuốc cần cảnh giác về khả năng có thai ngoài tử cung. Bất kỳ người bệnh nào kêu đau vùng bụng dưới đều phải thăm khám để loại trừ có thai ngoài tử cung. Người ta thấy khi dùng Levonorgestrel hoặc thuốc tránh thai uống nguy cơ bị bệnh huyết khối tắc mạch tăng. Ở người dùng thuốc, nguy cơ đó tăng khoảng 4 lần so với người không dùng thuốc. Khi người dùng thuốc bị viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối tắc mạch, phải ngừng thuốc. Ở những phụ nữ phải ở trạng thái bất động kéo dài do phẫu thuật hoặc do các bệnh khác cũng phải ngừng thuốc. Nếu mất thị giác một phần hoặc hoàn toàn, dần dần hoặc đột ngột, hoặc xuất hiện lồi mắt, nhìn đôi, phù gai thị, nhức đầu dữ dội phải ngừng thuốc ngay tức khắc.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Levonorgestrel phải được dùng thận trọng đối với người động kinh, bệnh van tim, bệnh tuần hoàn não, và với người có tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung và bệnh đái tháo đường. Levonorgestrel có thể gây ứ dịch, cho nên khi kê đơn Levonorgestrel phải theo dõi cẩn thận ở người hen suyễn, phù thũng.

  • Thời kỳ mang thai: Progestogen dùng với liều cao có thể gây nam tính hóa thai nhi nữ. Tuy có số liệu trên súc vật thí nghiệm, nhưng trên người dùng thuốc với liều thấp thì không phát hiện có vấn đề gì. Những nghiên cứu diện rộng cho thấy nguy cơ về khuyết tật bẩm sinh không tăng ở những trẻ em có mẹ đã dùng thuốc uống tránh thai trước khi mang thai.

  • Thời kỳ cho con bú: Thuốc tránh thai chỉ có Progestogen dùng trong thời kỳ cho con bú không gây nguy hại gì cho trẻ em. Nếu bắt đầu dùng 6 tuần sau khi đẻ thì thuốc không làm giảm tiết sữa nên là thuốc tránh thai được ưa thích trong thời kỳ cho con bú.

Quá liều

Chưa có thông báo nào cho thấy dùng quá liều thuốc tránh thai uống gây tác dụng xấu nghiêm trọng. Do đó nói chung không cần thiết phải điều trị khi dùng quá liều. Tuy vậy, nếu quá liều được phát hiện sớm trong vòng 1 giờ và với liều lớn tới mức mà thấy nên xử trí thì có thể rửa dạ dày, hoặc dùng một liều Ipecacuanha thích hợp. Không có thuốc giải độc đặc hiệu và điều trị là theo triệu chứng.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Các chất cảm ứng Enzym gan như Barbiturat, Phenytoin, Primidon, Phenobarbiton, Rifampicin, Carbamazepin và Griseofulvin có thể làm giảm tác dụng tránh thai của Levonorgestrel. Ðối với phụ nữ đang dùng những thuốc cảm ứng Enzym gan điều trị dài ngày thì phải dùng một biện pháp tránh thai khác. Sử dụng đồng thời các thuốc kháng sinh có thể làm giảm tác dụng của thuốc, do can thiệp vào hệ vi khuẩn đường ruột.