Hiển thị tất cả Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VD-19275-13

Đóng gói:

Hộp 5 vỉ, hộp 10 vỉ x 10 viên. Hộp 1 lọ 100 viên, hộp 1 lọ 500 viên, hộp 1 lọ 1000 viên

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

36 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh

Quốc gia đăng ký:

Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh

Loại thuốc:

Thuốc kháng Histamin

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: đau đầu; khô miệng; chảy máu mũi; viêm họng; lở loét miệng; khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ; căng thẳng; yếu đuối; đau bụng; tiêu chảy; mắt đỏ hoặc ngứa

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, ngưng dùng Loratadin và gọi cho bác sĩ điều trị của bạn ngay lập tức: phát ban; nổi mề đay; ngứa; sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt; thở khò khè.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Khi dùng Loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng Loratadin.

  • Thời kỳ mang thai: Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng Loratadin trong thai kỳ. Do đó chỉ dùng Loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.

  • Thời kỳ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa Descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng Loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng Loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.

Quá liều

Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén Loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg). Ðiều trị quá liều Loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Trường hợp quá liều Loratadin cấp, gây nôn bằng siro Ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu Loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch Natri Clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.

Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Ðiều trị đồng thời Loratadin và Cimetidin dẫn đến tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương 60%, do Cimetidin ức chế chuyển hóa của Loratadin. Ðiều này không có biểu hiện lâm sàng.

  • Ðiều trị đồng thời Loratadin và Ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Ðiều đó không có biểu hiện lâm sàng vì Loratadin có chỉ số điều trị rộng.

  • Ðiều trị đồng thời Loratadin và Erythromycin dẫn đến tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của Loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của Descarboethoxy Loratadin tăng trung bình 46% so với điều trị Loratadin đơn độc. Trên điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QT. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của Loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.