Hiển thị tất cả Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Bảo quản

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

QLĐB-391-13

Đóng gói:

Hộp 10 gói, 20 gói, 30 gói, 50 gói x 4,148 g

Tiêu chuẩn:

TCCS

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm

Quốc gia sản xuất:

Việt Nam

Công ty đăng ký:

Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm

Quốc gia đăng ký:

Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm

Loại thuốc:

Các khoáng chất

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Dịch truyền/chất dinh dưỡng

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

Dung dịch 5% Glucose khan đẳng trương với huyết thanh; dung dịch ưu trương 10%; 15%; 30%; 40%; 50% đựng trong ống tiêm 5 ml, trong chai 100 ml, 250 ml, 500 ml.

Dạng bột dùng để pha uống.

3. Dược lý và Cơ chế tác dụng:

Glusose là đường đơn 6 Carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết. Khi làm test dung nạp Glucose, thì dùng Glucose theo đường uống. Các dung dịch Glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch có thể thực hiện qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm lớn hơn. Chỉ định dùng qua đường tĩnh mạch ngoại vi khi chỉ cần nuôi dưỡng người bệnh trong một thời gian ngắn hoặc khi bổ trợ thêm cho nuôi dưỡng theo đường tiêu hóa hoặc khi người bệnh có nhiều nguy cơ tai biến nếu truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm. Các tĩnh mạch ngoại vi dễ bị viêm tắc, nhất là khi dung dịch có độ thẩm thấu lớn hơn 600 mOsm/lít; do đó không nên truyền vào tĩnh mạch ngoại vi các dịch truyền có nồng độ Glucose cao hơn 10%. Phải truyền các dung dịch Glucose ưu trương cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc có tăng chuyển hóa, theo đường tĩnh mạch trung tâm, vì ở đấy dung dịch Glucose được pha loãng nhanh hơn.

Không được truyền dung dịch Glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.

Ðiều trị Glucose cho người bệnh suy dinh dưỡng, hoặc người bệnh rối loạn chuyển hóa do stress sau mổ phải bắt đầu từ từ do khả năng sử dụng Glucose của người bệnh tăng lên dần dần. Nhiều người bệnh được nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền bị tăng đường huyết. Cần phải xác định nguyên nhân và điều chỉnh bằng các biện pháp không phải Insulin trước khi sử dụng Insulin nếu có thể được. Cần truyền tốc độ đều đều không ngừng đột ngột, tránh thay đổi đường huyết. Tuy insulin làm tăng tác dụng nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền, nhưng vẫn cần phải thận trọng khi dùng để tránh nguy cơ hạ đường huyết và do Insulin làm tăng lắng đọng acid béo ở các mô dự trữ mỡ khiến cho chúng ít vào được các đường chuyển hóa quan trọng. Nếu cần thiết, có thể tiêm Insulin vào dưới da hoặc vào tĩnh mạch, hoặc cho thêm vào dịch truyền nuôi dưỡng. Một khi người bệnh đã ổn định với một liều Insulin nhất định thì tiêm Insulin riêng rẽ sẽ có lợi hơn về kinh tế; tránh lãng phí phải bỏ dịch truyền khi cần thay đổi liều Insulin. Dùng Insulin người là tốt nhất vì ít ảnh hưởng đến miễn dịch nhất. Liều dùng Insulin là theo kinh nghiệm và điều kiện thực tế (ví dụ có thể dùng một nửa hoặc một phần ba liều cần dùng ngày hôm trước cùng với dịch truyền nuôi dưỡng hàng ngày). Cần tôn trọng các bước chuẩn bị và pha dịch truyền để giảm thiểu biến động hoạt tính của Insulin do hiện tượng hấp phụ gây ra.

4. Dược động học

Sau khi uống, Glucose hấp thu rất nhanh ở ruột. Ở người bệnh bị hạ đường huyết thì nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 40 phút sau khi uống. Glucose chuyển hóa thành Carbon dioxyd và nước đồng thời giải phóng ra năng lượng.

Chống chỉ định

  • Người bệnh không dung nạp được Glucose.

  • Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.

  • Ứ nước.

  • Kali huyết hạ.

  • Hôn mê tăng thẩm thấu.

  • Nhiễm toan.

  • Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch Glucose ưu trương cho các trường hợp này).

  • Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.

  • Không được dùng dung dịch Glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid Lactic làm chết tế bào não.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn (ADR):

  • Thường gặp, ADR >1/100

    • Ðau tại chỗ tiêm.

    • Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

  • It gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

    Rối loạn nước và điện giải (hạ Kali huyết, hạ Magnesi huyết, hạ Phospho huyết).

  • Hiếm gặp, ADR <1/1000

    Phù hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương). Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Giảm liều và/hoặc tiêm Insulin, nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu.

  • Ðiều chỉnh cân bằng nước và điện giải.

  • Ðiều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền.

Lưu ý

1. Thận trọng:

1. Thận trọng:

  • Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.

  • Không truyền dung dịch Glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.

  • Truyền Glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ Kali huyết, hạ Magnesi huyết, hạ Phospho huyết.

  • Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch Glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.

  • Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch Glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết.

2. Thời kỳ mang thai:

Dùng được cho người mang thai.

3. Thời kỳ cho con bú:

An toàn đối với người cho con bú.

Quá liều

Bảo quản

Không bảo quản Glucose ở nhiệt độ trên 25 độ C.

Tương tác