Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
Đóng gói:
Hộp 5 ống x 4mlTiêu chuẩn:
Tuổi thọ:
Quốc gia sản xuất:
Công ty đăng ký:
Quốc gia đăng ký:
Loại thuốc:
Thuốc chống nônHướng dẫn sử dụng
1. Phòng nôn do hóa trị liệu hoặc xạ trị
-
Người lớn: Khả năng gây nôn của các hóa trị liệu thay đổi theo từng loại hóa chất và phụ thuộc vào liều, vào sự phối hợp điều trị và độ nhạy cảm của từng người bệnh. Do vậy, liều dùng của Ondansetron tùy theo từng cá thể, từ 8 - 32mg/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc uống.
-
Ðiều trị có thể như sau: Liều thông thường 8mg, tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi dùng hóa chất hoặc xạ trị, hoặc cho uống 1 - 2 giờ trước khi dùng hóa chất hoặc xạ trị. Sau đó, cứ 12 giờ uống tiếp 8mg. Ðề phòng nôn muộn hoặc kéo dài sau 24 giờ, có thể tiếp tục uống 8mg, ngày 2 lần cách nhau 4 giờ, cho tới 5 ngày sau 1 đợt điều trị.
-
Trẻ em 4 - 12 tuổi: Dùng 1 liều 5mg/m2 diện tích cơ thể (hoặc 0,15mg/kg), tiêm tĩnh mạch ngay trước khi điều trị hóa chất. Sau đó, cứ 12 giờ cho uống 4mg, trong tối đa 5 ngày. Hiện có ít thông tin về liều lượng đối với trẻ 3 tuổi trở xuống.
2. Nôn và buồn nôn sau phẫu thuật
-
Người lớn: Dùng liều đơn 4mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm khi gây tiền mê hoặc 16mg, cho uống một giờ trước khi gây mê.
-
Trẻ em (trên 2 tuổi): 0,1mg/kg, tối đa 4mg, tiêm tĩnh mạch chậm trước, trong hoặc sau khi gây tiền mê.
-
Người bệnh suy gan: Liều tối đa 8mg/ngày cho người xơ gan và bệnh gan nặng.
-
Người cao tuổi: Liều lượng không thay đổi, giống như người lớn.
-
Người suy thận: Chưa có nghiên cứu đặc biệt.
Thông tin về dược chất
Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng đồng thời các Apomorphine với Ondansetron do sự kết hợp này gây hạ huyết áp sâu và mất ý thức. Chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc.
Tác dụng phụ
Tiêu chảy, đau đầu, táo bón, yếu ớt, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn mờ hoặc mất thị lực, phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khàn tiếng, khó thở hoặc khó nuốt, thở phát tiếng, thở dốc. Ondansetron có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong khi đang dùng thuốc.
Lưu ý
1. Thận trọng:
Trước khi dùng Ondansetron, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Ondansetron, Alosetron (Lotronex), Dolasetron (Anzemet), Granisetron (Kytril), Palonosetron (Aloxi), bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào trong viên thuốc hoặc dung dịch Ondansetron và các thuốc bạn đang sử dụng. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình có hoặc đã từng có hội chứng QT kéo dài, nhịp tim bất thường hoặc các vấn đề về nhịp tim, nồng độ magiê hoặc kali trong máu thấp, suy tim xung huyết (CHF), bệnh gan, bệnh Phenylceton niệu (PKU).
Nên dùng Ondansetron với mục đích dự phòng, không dùng với mục đích điều trị, vì thuốc này chỉ dùng để phòng nôn và buồn nôn chứ không dùng chữa nôn.
Chỉ nên dùng Ondansetron trong 24 - 48 giờ đầu khi điều trị bằng hóa chất. Nghiên cứu cho thấy thuốc không tăng hiệu quả trong trường hợp phòng nôn và buồn nôn xuất hiện muộn.
Phải dùng thận trọng trong trường hợp nghi có tắc ruột và cho người cao tuổi bị suy giảm chức năng gan.
Phụ nữ có thai: Chưa có thông tin thuốc có qua nhau thai hay không.
Bà mẹ cho con bú: Chưa có thông tin. Phải thận trọng khi dùng thuốc cho người mẹ đang cho con bú.
Quá liều
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: đột ngột mất thị lực trong một thời gian ngắn, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng, ngất xỉu, táo bón, nhịp tim bất thường.
Bảo quản
-
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.
-
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
-
Đối với dung dịch lỏng, cần giữ chai thẳng đứng.
Tương tác
-
Tăng độc tính: Chuyển hóa Ondansetron bị thay đổi bởi các chất ức chế Cytocrom P450 như Cimetidin, Alopurinol, Disulfiram.
-
Giảm tác dụng: Ondansetron được chuyển hóa nhờ hệ men Cytocrom P450 ở gan, nên thanh thải thuốc và nửa đời bị thay đổi khi dùng đồng thời với tác nhân gây cảm ứng Cytocrom P450 như Barbiturat, Carbamazepin, Rifampin, Phenytoin và Phenylbutazon.