Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VNA-1743-04

Đóng gói:

Lọ 400 viên, Hộp 10 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

Tuổi thọ:

Quốc gia sản xuất:

Công ty đăng ký:

Quốc gia đăng ký:

Loại thuốc:

Thuốc an thần, gây ngủ

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh. Nồng độ Phenobarbital huyết tương 10microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở đa số người bệnh. Nồng độ Phenobarbital huyết tương lớn hơn 50 microgam/ml có thể gây hôn mê và nồng độ vượt quá 80microgam/ml có thể gây tử vong. Tổng liều dùng hàng ngày không được vượt quá 600mg.

Ðường uống (tính theo Phenobarbital base)

  • Liều thông thường người lớn:

    • Chống co giật: 60 - 250mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ.

    • An thần: Ban ngày 30 - 120mg, chia làm 2 - 3 lần/ngày.

    • Gây ngủ: 100 - 320mg, uống lúc đi ngủ. Không được dùng quá 2 tuần điều trị mất ngủ.

    • Chống tăng Bilirubin huyết: 30 - 60mg x 3 lần/ngày.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

  • Người bệnh quá mẫn với Phenobarbital.

  • Người bệnh suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn.

  • Người bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

  • Bệnh nhân suy gan nặng.

Tác dụng phụ

Buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, kích động, buồn nôn, nôn, thở chậm lại hoặc khó thở, sưng mắt, môi, má, phát ban, phồng rộp hoặc bong tróc da, sốt, nhầm lẫn. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Sử dụng thận trọng ở người bệnh có tiền sử nghiện ma túy, nghiện rượu. Người bệnh suy thận. Người bệnh cao tuổi. Không được ngừng thuốc đột ngột ở người bệnh mắc động kinh. Dùng Phenobarbital lâu ngày có thể gây lệ thuộc thuốc. Người bệnh bị trầm cảm.

  • Phụ nữ có thai: Phenobarbital qua nhau thai. Các bà mẹ được điều trị bằng Phenobarbital có nguy cơ đẻ con bị dị tật bẩm sinh cao gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Dùng Phenobarbital ở người mang thai để điều trị động kinh có nguy cơ gây nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi (xuất huyết lúc ra đời, phụ thuộc thuốc). Nguy cơ dị tật bẩm sinh càng cao, nếu thuốc vẫn được dùng mà không cắt được động kinh. Trong trường hợp này, cân nhắc giữa lợi và hại,vẫn phải cho tiếp tục dùng thuốc nhưng với liều thấp nhất đến mức có thể để kiểm soát các cơn động kinh. Nếu người mẹ không bị động kinh, nhưng có dùng Phenobarbital trong thời kỳ mang thai, nguy cơ về dị tật ít thấy, nhưng tai biến xuất huyết và lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh còn là vấn đề đáng lo ngại. Chảy máu ở trẻ sơ sinh cũng giống như chảy máu do bị thiếu hụt vitamin K và điều trị khỏi bằng vitamin K. Ðể đề phòng chảy máu liên quan đến thiếu hụt vitamin K, cần bổ sung vitamin K cho mẹ (tiêm 10 - 20 mg/ngày) trong tháng cuối cùng của thai kỳ và cho trẻ sơ sinh (tiêm 1 - 4 mg/ngày trong 1 tuần). Ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng Barbiturat trong suốt ba tháng cuối thai kỳ có thể có triệu chứng cai thuốc. Cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh mà mẹ dùng Phenobarbital lúc chuyển dạ và nếu cần thì phải điều trị ngay ngộ độc thuốc Phenobacbital quá liều. Trẻ đẻ thiếu tháng rất nhạy cảm với tác dụng ức chế của Phenobarbital, nên phải rất thận trọng khi dùng thuốc trong trường hợp dự báo đẻ non.

  • Bà mẹ cho con bú: Phenobarbital được bài tiết vào sữa mẹ. Do sự đào thải thuốc ở trẻ bú mẹ chậm hơn, nên thuốc có thể tích tụ đến mức nồng độ thuốc trong máu trẻ có thể cao hơn ở người mẹ và gây an thần cho trẻ. Phải thật thận trọng khi bắt buộc phải dùng Phenobarbital cho người cho con bú. Phải dặn các bà mẹ cho con bú mà uống Phenobarbital, nhất là với liều cao, chú ý theo dõi con mình xem có bị tác dụng ức chế của thuốc hay không. Cũng nên theo dõi nồng độ Phenobarbital ở trẻ để tránh mức gây độc.

Quá liều

  • Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: chuyển động mắt không kiểm soát, mất phối hợp, buồn ngủ, thở chậm lại, nhiệt độ cơ thể giảm, rộp da.

  • Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Phenobarbital là chất cảm ứng mạnh Cytochrom P450 enzym tham gia trong chuyển hóa của rất nhiều thuốc.

  • Phenobarbital làm giảm nồng độ của Felodipin và Nimodipin trong huyết tương. Cần xem xét chọn lựa một thuốc chống tăng huyết áp khác hay một thuốc chống động kinh khác.

  • Phenobarbital có thể làm mất tác dụng của thuốc tránh thai theo đường uống, khi được dùng đồng thời, do làm tăng chuyển hóa ở gan. Cần áp dụng biện pháp tránh thai khác; nên chọn biện pháp cơ học.

  • Dùng đồng thời Phenobarbital và doxycyclin: Nửa đời của Doxycyclin ngắn lại, khiến nồng độ Doxycyclin trong huyết tương giảm. Cần tăng liều Doxycyclin hoặc chia uống ngày hai lần.

  • Phenobarbital và Corticoid dùng toàn thân: Phenobarbital làm giảm tác dụng của các Corticoid. Cần chú ý điều này, đặc biệt ở người mắc bệnh Addison và người bệnh được ghép tạng.

  • Phenobarbital và Ciclosporin: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng của Ciclosporin bị giảm khi có mặt Phenobarbital. Cần tăng liều Ciclosporin trong khi điều trị bằng Phenobarbital và cần giảm liều Ciclosporin khi thôi dùng Phenobarbital.

  • Phenobarbital và Hydroquinidin và Quinidin: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng chống loạn nhịp của Quinidin bị giảm. Cần theo dõi lâm sàng, điện tim, nồng độ Quinidin trong máu. Cần điều chỉnh liều Quinidin.

  • Phenobarbital và Levothyroxin: Người bệnh có tiền sử giảm chức năng giáp có nguy cơ bị suy giáp. Phải kiểm tra nồng độ T3 và T4. Phải chỉnh liều Levothyroxin trong và sau trị liệu bằng Phenobarbital.

  • Phenobarbital và acid Folic: Nồng độ Phenobarbital trong huyết tương giảm có thể làm giảm tác dụng của acid Folic. Phải điều chỉnh liều Phenobarbital khi dùng bổ sung acid Folic.

  • Phenobarbital và Theophylin: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng của Theophylin bị giảm. Cần điều chỉnh liều Theophylin trong khi điều trị bằng Phenobarbital.

  • Phenobarbital và các thuốc chống trầm cảm ba vòng: Các thuốc chống trầm cảm loại Imipramin có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn co giật toàn thân. Cần phải tăng liều các thuốc chống động kinh.

  • Phenobarbital và acid Valproic: Nồng độ trong huyết tương và tác dụng an thần của Phenobarbital tăng lên. Cần giảm liều Phenobarbital khi có dấu hiệu tâm thần bị ức chế.

  • Phenobarbital và các thuốc chống đông máu dùng đường uống: Tác dụng của thuốc chống đông bị giảm. Phải thường xuyên kiểm tra Prothrombin huyết. Cần điều chỉnh liều thuốc chống đông máu trong khi điều trị bằng Phenobarbital và trong 8 ngày sau khi ngừng dùng Phenobarbital.

  • Phenobarbital và Digitoxin: Tác dụng của Digitoxin bị giảm.

  • Phenobarbital và Disopyramid: Tác dụng chống loạn nhịp của Disopyramid giảm do nồng độ Disopyramid trong huyết tương bị giảm. Phải điều chỉnh liều Disopyramid.

  • Phenobarbital và Progabid: Nồng độ trong huyết tương của Phenobarbital tăng.

  • Phenobarbital và Carbamazepin: Nồng độ trong huyết tương của Carbamazepin giảm dần nhưng không làm giảm tác dụng chống động kinh.

  • Phenobarbital và các thuốc trầm cảm khác, thuốc kháng H1, Benzodiazepin, Clonidin, dẫn xuất của Morphin, các thuốc an thần kinh, thuốc giải lo...: làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.

  • Phenobarbital và Phenytoin: Nồng độ trong huyết tương của Phenytoin thay đổi bất thường. Các triệu chứng ngộ độc Phenytoin có thể xảy ra khi ngừng dùng Phenobarbital. Khi đồng thời dùng Phenytoin thì nồng độ Phenobarbital trong máu có thể tăng lên đến mức ngộ độc.

  • Phenobarbital và các thuốc chẹn beta (Alprenolol, Metoprolol, Propranolol): Nồng độ trong huyết tương và tác dụng lâm sàng của các thuốc chẹn beta bị giảm.

  • Phenobarbital và Methotrexat: Ðộc tính về huyết học của Methotrexat tăng do Dihydrofolat Reductase bị ức chế mạnh hơn.

  • Phenobarbital và rượu: Rượu làm tăng tác dụng an thần của Phenobarbital và có thể gây hậu quả nguy hiểm. Phải tránh dùng rượu khi sử dụng thuốc.