Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
VNB-3647-05Đóng gói:
Hộp 5 vỉ x 10 viênTiêu chuẩn:
Tuổi thọ:
Quốc gia sản xuất:
Công ty đăng ký:
Quốc gia đăng ký:
Loại thuốc:
Thuốc chống động kinhHướng dẫn sử dụng
Liều lượng và cách sử dụng:
Loại viên nén có thể uống trong, sau hoặc giữa các bữa ăn. Loại CR phóng thích từ từ phải nuốt không được nhai.
Động kinh:
-
Tegretol nên được chỉ định đơn trị liệu bất cứ khi nào có thể được. Điều trị phải được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng từ từ cho đến khi đạt được tác dụng tối đa. Khi cơn động kinh được kiềm chế tốt có thể giảm liều tới 100 - 200 mg × 1 - 2 lần/ngày, tăng liều dần cho đến khi đạt liều đáp ứng tối đa (thường 400 mg × 2 - 3 lần/ngày) có thể chỉ định cho một vài bệnh nhân.
-
Trẻ em: 10 - 20 mg/kg cân nặng hàng ngày.
-
Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 - 200 mg/ngày.
-
Từ 1 - 5 tuổi: 200 - 400 mg/ngày.
-
Từ 6 - 10 tuổi: 400 - 600 mg/ngày.
-
Từ 11 - 15 tuổi: 600 - 1000 mg/ngày.
-
Trẻ em 4 tuổi trở xuống nên bắt đầu điều trị với liều 20 - 60 mg/ngày.
Đau dây thần kinh:
-
200 - 400 mg/ngày, tăng liều từ từ cho đến khi hết triệu chứng đau (thường 200 mg × 3 - 4 lần/ngày). Sau đó nên giảm liều dần cho đến liều duy trì thấp nhất. Liều bắt đầu 100 mg × 2 lần/ngày có thể áp dụng đối với người cao tuổi.
Hội chứng cai nghiện rượu:
-
Liều trung bình 200 mg × 3 - 4 lần/ngày.
-
Trường hợp nặng cần tăng liều trong những ngày đầu (400 mg × 3 lần/ngày)
-
Điều trị các ca nặng cần phối hợp với thuốc an thần, thuốc ngủ như Clomethiazol, Chlordiazepoxide.
Cơn hưng cảm và phòng ngừa trạng thái hưng trầm cảm:
-
Thường dùng 400 - 600 mg/ngày chia 2 - 3 lần.
Thông tin về dược chất
Chống chỉ định
Loạn chuyển hóa Porphyrin cấp tính, quá mẫn với Carbamazepin hoặc dị ứng với các thuốc có cấu trúc liên quan như các thuốc chống trầm cảm ba vòng, bloc nhĩ - thất, người có tiền sử loạn tạo máu và suy tủy.
Tác dụng phụ
Buồn ngủ, hoa mắt, đứng không vững, buồn nôn, nôn, đau đầu, lo lắng, có vấn đề về trí nhớ, tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, khô miệng, đau lưng, nhầm lẫn, ảo tưởng, tức ngực, vàng da hoặc mắt, các vấn đề về tầm nhìn. Carbamazepine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Lưu ý
1. Thận trọng:
Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi và người tăng nhãn áp, bệnh tim mạch nặng, bệnh gan hoặc thận. Tránh dùng đồng thời với thuốc ức chế (IMAO). Ít nhất phải sau 14 ngày ngừng điều trị IMAO, người bệnh mới có thể được sử dụng Carbamazepin. Cần thận trọng khi ngừng liệu pháp Carbamazepin ở người động kinh
Phụ nữ có thai: Người ta nghi Carbamazepine gây tật nứt đốt sống (Spina Bifida). Ðã gặp các dị tật ngón tay, ngón chân, dị hình xương sọ - mặt, bất thường về tim ở người dùng thuốc chống động kinh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Việc điều trị phối hợp với các thuốc chống co giật khác làm tăng nguy cơ quái thai. Tuy nhiên, nếu không duy trì được sự kiểm soát các cơn động kinh có hiệu quả thì cũng sẽ làm tăng nguy cơ cho cả mẹ lẫn con. Ðó có thể là một mối đe dọa lớn hơn cả nguy cơ khuyết tật cho sơ sinh. Ðiều này phải được cân nhắc kỹ khi điều trị động kinh trong lúc mang thai.
Bà mẹ cho con bú: Carbamazepine tích lũy trong sữa mẹ (bằng khoảng 25 - 60% nồng độ Carbamazepin huyết tương), nhưng nguy cơ trên trẻ đang bú mẹ là rất thấp ở liều dùng thông thường. Bà mẹ dùng Carbamazepine có thể cho con bú, miễn là đứa trẻ phải được theo dõi các tai biến không mong muốn (thí dụ ngủ li bì).
Quá liều
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: bất tỉnh, co giật, bồn chồn, co giật cơ bắp, chuyển động bất thường, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, đứng không vững, buồn ngủ, hoa mắt, mờ mắt, thở không đều hoặc thở chậm, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn, tiểu khó. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Tương tác
Tương tác thuốc với Carbamazepine hầu như hoàn toàn liên quan đến đặc tính gây cảm ứng enzym của thuốc. Tăng khả năng chuyển hóa của các enzym gan có thể làm giảm nồng độ Carbamazepine trong máu ở trạng thái ổn định và làm tăng tốc độ chuyển hóa của Primidon, Phenytoin, Ethosuximid, acid Valproic và Clonazepam. Các thuốc khác như Propoxyphen, Troleandomycin và acid Valproic có thể ức chế độ thanh thải Carbamazepine và làm tăng nồng độ Carbamazepine trong máu ở trạng thái ổn định. Tuy vậy, các thuốc chống co giật khác, như Phenytoin và Phenobarbital, có thể làm giảm nồng độ Carbamazepine ở trạng thái ổn định qua cảm ứng enzym. Không có tương tác gắn với protein nào có ý nghĩa lâm sàng được thông báo.
Dùng đồng thời Lithi với Carbamazepine có thể tăng nguy cơ tác dụng phụ độc thần kinh, ngay cả khi nồng độ cả Lithi và Carbamazepine trong máu dưới mức gây độc.
Dùng đồng thời thuốc ức chế MAO với Carbamazepine đã gây cơn sốt cao, cơn tăng huyết áp, co giật nặng và tử vong; phải ngừng thuốc ức chế MAO ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu liệu pháp Carbamazepine, hoặc ngược lại.