Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-7406-03

Đóng gói:

Hộp 10 lọ

Tiêu chuẩn:

Tuổi thọ:

Quốc gia sản xuất:

Công ty đăng ký:

Quốc gia đăng ký:

Loại thuốc:

Kháng sinh loại Glycopeptid nhân 3 vòng phổ hẹp

Hướng dẫn sử dụng

1. Vancomycin được truyền tĩnh mạch chậm để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Thuốc rất kích ứng với mô nên không được tiêm bắp. Thuốc tiêm vào trong ống sống, não thất hoặc màng bụng chưa xác định được độ an toàn và tính hiệu quả. Vancomycin uống không hiệu quả đối với nhiễm khuẩn toàn thân.

Truyền tĩnh mạch: Thêm 10ml nước vô khuẩn vào lọ chứa 500mg hoặc 20ml vào lọ chứa 1g bột Vancomycin vô khuẩn. Như vậy, sẽ được dung dịch chứa 50mg/ml. Dung dịch này có thể bền vững trong 14 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh. Dung dịch chứa 500mg (hoặc 1g) Vancomycin phải được pha loãng trong 100ml (hoặc 200ml) dung môi, và được truyền tĩnh mạch chậm ít nhất trong 60 phút. Dung dịch Vancomycin có thể pha loãng với dung dịch Dextrose 5% hoặc Natri clorid 0,9%, có thể bền vững 14 ngày nếu để trong tủ lạnh; hoặc với dung dịch tiêm truyền Ringer lactat, hoặc Ringer lactat và Dextrose 5%, có thể bền vững trong 96 giờ nếu để tủ lạnh.

Cần tránh tiêm tĩnh mạch nhanh và trong khi truyền phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện hạ huyết áp nếu xảy ra.

Khi không thể truyền tĩnh mạch gián đoạn, có thể truyền liên tục: Cho 1 - 2 gam Vancomycin đã pha vào dung dịch Dextrose 5% hoặc Natri clorid 0,9% vừa đủ để truyền nhỏ giọt trong 24 giờ.

Liều dùng được tính theo Vancomycin base.

Ða số nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm có đáp ứng với điều trị trong vòng 48 - 72 giờ. Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn.

2. Với người có chức năng thận bình thường

Người lớn: 500mg, cứ 6 giờ/lần hoặc 1g, cứ 12 giờ/lần.

  • Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: Phải điều trị ít nhất 3 tuần.

  • Ðể phòng viêm nội tâm mạc ở người bệnh dị ứng Penicilin có nguy cơ cao khi nhổ răng hoặc một thủ thuật ngoại khoa, có thể cho một liều duy nhất 1 gam Vancomycin truyền tĩnh mạch trước khi làm thủ thuật, cùng với Gentamycin tĩnh mạch. Nếu người bệnh phải phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc tiết niệu - sinh dục, cho thêm 1 liều các thuốc đó sau 8 giờ.

Trẻ em: 10 mg/kg, cứ 6 giờ/lần.

Trẻ sơ sinh: Liều đầu tiên 15 mg/kg, tiếp theo là 10 mg/kg, cứ 12 giờ/lần trong tuần đầu tuổi, và cứ 8 giờ/lần các tuần sau cho tới 1 tháng tuổi.

Phòng viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi có nguy cơ cao bị dị ứng Penicilin cần nhổ răng hoặc thủ thuật ngoại khoa khác: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi làm thủ thuật và lặp lại 8 giờ sau.

Phẫu thuật dạ dày - ruột hoặc đường tiết niệu sinh dục: 20 mg/kg bắt đầu 1 giờ trước khi phẫu thuật, và kèm với Gentamycin 2 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, bắt đầu nửa giờ tới 1 giờ trước khi phẫu thuật. Tiêm lại 2 thuốc đó sau 8 giờ.

3. Với người có chức năng thận suy giảm và người cao tuổi

Liều lượng cần phải điều chỉnh ở người bệnh có chức năng thận suy giảm, ở trẻ đẻ non và người cao tuổi. Ðo nồng độ Vancomycin trong huyết thanh có thể giúp ích, đặc biệt ở người bệnh bị bệnh rất nặng.

Nếu đo được hoặc tính được chính xác độ thanh thải Creatinin thì liều lượng đối với đa số người bệnh bị tổn thương thận có thể tính theo tốc độ lọc cầu thận ml/phút (gấp khoảng 15 lần tốc độ lọc cầu thận ml/phút). Thí dụ, độ thanh thải Creatinin là 100ml/phút, thì liều Vancomycin trong 24 giờ bằng 1545mg/24 giờ.

4. Bảng liều dùng của Vancomycin cho người suy thận (theo Moellering và cộng sự)

Độ thanh thải Creatinin (ml/phút)

Liều Vancomycin (mg/24 giờ)

100

1545

90

1390

80

1235

70

1080

60

925

50

770

40

620

30

465

20

310

10

155

Liều đầu tiên không được dưới 15 mg/kg, ngay cả ở người bệnh có suy thận nhẹ và trung bình. Số liệu trên không có giá trị đối với người bệnh mất chức năng thận. Ðối với người bệnh loại này, liều đầu tiên 15 mg/kg và để duy trì nồng độ, cần cho liều duy trì 1,9 mg/kg/24 giờ. Sau đó, cứ 7 đến 10 ngày dùng 1 liều 1g.

Ðộ thanh thải Creatinin có thể tính theo Creatinin huyết thanh:

Cho nam giới: Ðộ thanh thải Creatinin = thân trọng (kg) x (140 - tuổi người bệnh)/72 x nồng độ Creatinin huyết thanh (mg/100 ml)

Cho nữ giới: Ðộ thanh thải Creatinin = 0,85 x trị số trên

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Người có tiền sử dị ứng với thuốc.

Tác dụng phụ

Đau dạ dày, đau họng, sốt, ớn lạnh và các dấu hiệu nhiễm trùng khác, nổi mề đay, nổi mẩn da, ngứa, khó thở hoặc khó nuốt, đỏ da ở trên thắt lưng, đau và căng cơ ngực và lưng, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, ngất xỉu, chóng mặt, mờ mắt, ù tai. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Dùng Vancomycin kéo dài có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, vì vậy cần phải theo dõi cẩn thận.

Với các người bệnh suy giảm chức năng thận, cần phải điều chỉnh liều và theo dõi chức năng thận chặt chẽ.

Cần tránh dùng đồng thời với các thuốc có độc tính cao trên thận và thính giác. Dùng đồng thời với Aminoglycosid gây nguy cơ độc cao với thận, tuy nhiên vẫn cần phối hợp thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng.

Cần đo chức năng thính giác nhiều lần phòng nguy cơ độc đối với thính giác khi dùng Vancomycin.

Theo dõi số lượng bạch cầu ở người bệnh dùng thuốc kéo dài hoặc dùng phối hợp thuốc vì Vancomycin có thể gây giảm bạch cầu trung tính có hồi phục.

Vancomycin gây kích ứng mô, nên bắt buộc phải tiêm tĩnh mạch. Ðau, ấn đau và hoại tử xảy ra nếu tiêm bắp hoặc tiêm ra ngoài mạch.

Viêm tắc tĩnh mạch có thể xảy ra. Truyền tốc độ chậm dung dịch thuốc pha loãng (2,5 đến 5g/ml) và thay đổi vị trí tiêm giúp hạn chế tần suất và mức độ nặng của tác dụng phụ này.

  • Phụ nữ có thai: Kinh nghiệm lâm sàng và các dữ liệu về dùng thuốc cho người mang thai còn ít. Chưa rõ thuốc có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay không. Mới có duy nhất một nghiên cứu lâm sàng có đối chứng (1991), theo dõi khả năng gây độc trên thận và thính giác cho trẻ sơ sinh của 10 bà mẹ dùng Vancomycin tiêm tĩnh mạch trong lúc mang thai. Không có trường hợp nào bị mất khả năng nghe và độc với thận do Vancomycin. Thuốc đã được tìm thấy trong máu cuống nhau. Tuy nhiên, số lượng người bệnh trong nghiên cứu này còn ít và thuốc chỉ được dùng trong 6 tháng cuối của thai kỳ nên chưa rõ Vancomycin có gây hại cho thai nhi hay không. Chỉ dùng Vancomycin cho người mang thai trong trường hợp thật cần thiết, cho những người bệnh nhiễm khuẩn rất nặng.

  • Bà mẹ cho con bú: Vancomycin tiết qua sữa mẹ. Ảnh hưởng của Vancomycin trên trẻ đang bú mẹ có dùng Vancomycin chưa được biết rõ. Vancomycin được hấp thu rất ít qua đường uống, khi ống tiêu hóa bình thường, nguyên vẹn. Do vậy, hấp thu thuốc vào hệ tuần hoàn của trẻ không đáng kể. Tuy vậy, có ba vấn đề với trẻ đang bú sữa mẹ: gây biến đổi vi khuẩn chí đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ đang bú mẹ (ví dụ như phản ứng dị ứng hay mẫn cảm) và làm sai kết quả nuôi cấy vi khuẩn. Căn cứ vào tầm quan trọng của thuốc đối với bà mẹ để quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.

Quá liều

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Các thuốc gây mê dùng đồng thời với Vancomycin có thể gây ban đỏ, nóng bừng giống phản ứng giải phóng Histamin và phản ứng dạng phản vệ.

Các thuốc độc với thận và thính giác (dùng ngoài hoặc toàn thân) dùng đồng thời hoặc tiếp theo, ví dụ như Amphotericin B, Aminoglycosid, Bacitracin, Polymyxin B, Colistin, Viomycin hay Cisplatin cần phải theo dõi thật cẩn thận. Phối hợp thuốc với Aminoglycosid gây nguy cơ độc tính cao trên thận, chỉ được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết, như trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng.

Dùng đồng thời với Dexamethason làm giảm hiệu quả điều trị viêm màng não của Vancomycin. Trong phác đồ điều trị viêm màng não do Pneumococcus, Dexamethason thường được chỉ định để hạn chế tác động của sự nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng làm giảm viêm hàng rào máu - não và do vậy sẽ làm giảm đáng kể khả năng thấm vào não của Vancomycin vì thuốc chỉ có khả năng vào dịch não tủy khi màng não bị viêm.