Hình ảnh thuốc
Tóm tắt thuốc
Số đăng ký:
VN-14895-12Đóng gói:
Hộp 1 lọ 5mlTiêu chuẩn:
NSXTuổi thọ:
24 thángCông ty sản xuất:
Allergan Sales, LLCQuốc gia sản xuất:
USACông ty đăng ký:
Allergan, Inc.Quốc gia đăng ký:
Allergan, Inc.Loại thuốc:
Kháng sinhThông tin về dược chất
1. Loại thuốc:
Kháng sinh nhóm Quinolon.
2. Dạng thuốc và Hàm lượng:
Viên nén bao phim 200mg, 400mg
Thuốc tiêm 200mg/20ml, 400mg/40ml, 200mg/100ml, 400mg/200ml
3. Dược lý và Cơ chế tác dụng:
Gatifloxacin là một kháng sinh tổng hợp nhóm Fluoroquinolon. Cũng như các Fluoroquinolon khác, Gatifloxacin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế enzym Topoisomerase II (AND – gyrase) và/hoặc Topoisomerase IV là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiến mã và tu sửa AND của chủng đột biến vi khuẩn. Nhóm thế 8 – Methoxy ở nhân 1,8-Nathyridin trong cấu trúc của Gatifloxacin có tác dụng làm tăng hoạt tính kháng sinh và làm giảm sự chọn lọc các đột biến kháng kháng thuốc trên vi khuẩn Gram (+).
Cũng như các Fluoroquinolon khác, Gatifloxacin là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng trên nhiều vùng vi khuẩn Gram (-) và Gram (+).
In vitro, Gatifloxacin có tác dụng trên Streptococcus Pneumoniae (bao gồm cả kháng Penicilin) và trên vi khuẩn kỵ khí (như Clostridium và Bacteroides) tốt hơn so với Gatifloxacin hoặc Levofloxacin, trong khi đó Gatifloxacin vẫn có hiệu lực tương đương với các thuốc này trên vi khuẩn Gram (-) và vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình (Chlamydia Pneumoniae, Mycoplasma Pneumoniae, Legionella spp).
Cả in Vitro và trên lâm sàng, Gatifloxacin có tác dụng trên phần lớn Staphylococcus Aureus (nhạy cảm với Penicilin), Streptococcus Pneumoniae (nhạy cảm với Methicilin), Escherichia Coli, Haemophilus Influenzae, H. Parainfluenzae, Klebsiella Pneumoniae, Moraxella Catarhalis, Neisseria Gonerhoeae, Proteus Mirabilis, Chlamydia Pneumoniae, Legionella Pneumophila, Mycoplasma Pneumoniae.
Gatifloxacin cũng được chứng minh có tác dụng in vitro trên Staphylococcus Saprophyticus, Streptococcus Pyogenes, Acinetobacter Iwoffii, Citrobacter Koseri, C. Klebsiella Oxytoca, Morganella Morganii, Proteus Vulgaris và Peptostreptococcus spp. Tuy nhiên hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng Gatifloxacin trên lâm sàng khi nhiễm các vi khuẩn này chưa được chứng minh bởi các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát đầy đủ.
Cơ chế tác dụng của Fluoroquinolon trong đó có Gatifloxacin khác với cơ chế tác dụng của Penicilin, Cephalosporin, Aminoglycosid, Macrolid và Tetracyclin nên Gatifloxacin vẫn có thể tác dụng đối với các vi khuẩn đã kháng với các kháng sinh này. Không có kháng chéo giữa Gatifloxacin với các kháng sinh đó.
4. Dược động học:
Gatifloxacin được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và không phụ thuộc vào bữa ăn, sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc khi dùng đường uống khoảng 96%. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ. Dược động học của cùng một liều Gatifloxacin một giờ sau khi dùng đường uống hoặc đường tĩnh mạch tương tự nhau, do đó hai đường dùng này có thể sử dụng thay thế cho nhau. Gatifloxacin được phân bố rộng rãi vào các mô và dịch (chủ yếu ở hệ hô hấp và tiết niệu) trong cơ thể, thể tích phân bố của thuốc trong cơ thể từ 1,5 – 2 lít/kg. Tỷ lệ gắn protein của thuốc xấp xỉ 20%. Gatifloxacin được thải trừ gần như hoàn toàn qua nước tiểu ở dạng không chuyển hóa, chỉ dưới 1% của liều dùng thải trừ qua thận ở dạng chuyển hóa. Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ (5%) thải trừ dưới dạng không đổi qua phân. In vitro, Gatifloxacin không ức chế các Isoenzym CYP 3A4, 2D6, 2C9, 2C19, 1A2 của hệ Cytochrom P450 và cũng không gây cảm ứng enzym, do đó Gatifloxacin không làm thay đổi dược động học của các thuốc chuyển hóa hệ enzym này (thí dụ: Midazolam, Cyclosporin, Warfarin, Theophylin) cũng như không làm thay đổi chuyển hóa của chính bản thân thuốc. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 7 – 14 giờ, do đó thuốc chỉ cần sử dụng 1 lần trong ngày.
5. Chỉ định:
Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính do các vi khuẩn nhạy cảm: Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae, H. Parainfluenzae, Moraxella Catarhalis, Staphylococcus Aureus.
Viêm xoang cấp do Streptococcus Pneumoniae hoặc Heamophilus Influenzae.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng do Streptococcus Pneumoniae, Heamophilus Influenzae, H. Parainfluenzae, Moraxella Catarhalis, Staphylococcus Aureus, Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, Legionella Pneumophila.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Gatifloxacin được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không hoặc đã có biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm Escherichia Coli, Klebsiella Pneumoniae, Proteus Mirabilis. Gatifloxacin cũng được sử dụng trong các trường hợp nhiễm viêm thận – bể thận do Escherichia Coli.
Nhiễm lậu cầu không biến chứng: Gatifloxacin được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng cấp tính không biến chứng do Neisseria Gonorrhoeae.
Chống chỉ định
Người có tiền sử quá mẫn với Gatifloxacin và các quinolon khác, hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ
1. Tác dụng không mong muốn (ADR):
-
Thường gặp, ADR < 1/100
-
Tiêu hóa: buồn nôn, ỉa chảy.
-
Thần kinh: đau đầu, chóng mặt.
-
Viêm âm đạo, kích ứng nơi tiêm.
-
-
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Tim mạch: tăng huyết áp, nhịp nhanh.
-
Tiêu hóa: đau bụng, chán ăn, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày, loét miệng.
-
Chuyển hóa: tăng đường huyết.
-
Cơ xương khớp: đau khớp, chuột rút.
-
Thần kinh: căng thẳng, kích động, lo lắng, mất ngủ, hoa mắt, giấc mơ bất thường.
-
Phản ứng dị ứng, sốt, đau lưng, đau ngực, phù mặt, suy nhược, ớn lạnh.
-
-
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Viêm khớp, co thắt phế quản, viêm đại tràng màng giả, trầm cảm, khó nuốt, đau tai, phù miệng, nhịp chậm, rối loạn tâm thần, rối loạn vị giác, đau cơ.
2. Hướng dẫn cách xử trí (ADR):
Cần ngừng Gatifloxacin trong các trường hợp: bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng quá mẫn, có phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương, viêm đau hoặc đứt gân. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có các biện pháp xử lí thích hợp khi xuất hiện ỉa chảy trong khi đang dùng Gatifloxacin.
Lưu ý
1. Thận trọng:
1. Thận trọng:
Khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ: Gatifloxacin có thể gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số người bệnh, do đó cần tránh sử dụng cho các người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dại, hạ kali huyết, hoặc đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (Quinidin, Procainamid…) hoặc nhóm III (Amiodaron, Sotalol…), thận trọng khi sử dụng Gatifloxacin cho người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp tim như nhịp tim chậm và thiếu máu cục bộ cơ tim cấp.
Ảnh hưởng trên hệ cơ – xương: Gatifloxacin cũng như phần lớn các Quinolon khác, có thể gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực trên nhiều loại động vật non, do đó không nên sử dụng Gatifloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi. Đứt gân gót chân hoặc các gân khác có thể xảy ra trong hoặc sau khi sử dụng các quinolon, tuy nhiên chưa thấy có báo cáo về tác dụng bất lợi này của Gatifloxacin.
Viêm đại tràng giả mạc do Clostridium Difficile: phản ứng bất lợi này được thông báo với nhiều loại kháng sinh trong đó có Gatifloxacin và có thể xảy ra ở tất cả các mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác trường hợp ỉa chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.
Tác dụng trên thần kinh trung ương: đã có các thông báo về về phản ứng bất lợi như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, lú lẫn ảo giác, ác mộng khi sử dụng các kháng sinh nhóm Quinolon, thậm chí ngay khi sử dụng liều đầu tiên. Nếu xảy ra những phản ứng bất lợi này trong khi sử dụng Gatifloxacin, cần dừng thuốc và có các biện pháp xử trí triệu chứng thích hợp. Cần thận trọng khi sử dụng cho người bệnh có các bệnh lý thần kinh trung ương (như động kinh, xơ cứng mạch máu não…) hoặc có các nguy cơ khác gây co giật.
Phản ứng trên da: nhiễm độc do ánh sáng đã được thông báo khi sử dụng với nhiều kháng sinh nhóm quinolon nhưng riêng với Gatifloxacin, cho đến nay, vẫn chưa có thông báo nào về phản ứng bất lợi này. Gatifloxacin có thể gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng nhưng nguy cơ thấp hơn nhiều so với Ciprofloxacin hay Lomefloxacin.
Tác dụng trên chuyển hóa: Gatifloxacin có thể gây rối loạn chuyển hóa glucose, bao gồm tăng và hạ glucose huyết, thường xảy ra ở các người bệnh đái tháo đường đang được sử dụng các thuốc hạ đường huyết hoặc Insulin. Do đó cần giám sát đường huyết trên các người bệnh này. Nếu xảy ra hạ đường huyết, cần ngừng Gatifloxacin và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.
Phản ứng quá mẫn: phản ứng quá mẫn cảm với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, thậm chí sốc phản vệ đã được thông báo khi sử dụng các Quinolon, bao gồm cả Gatifloxacin. Cần ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng quá mẫn và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
2. Thời kỳ mang thai:
Gatifloxacin chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ trên thai nhi.
3. Thời kỳ cho con bú:
Do chưa biết thuốc có phân bố vào sữa mẹ khi dùng trên người hay không, cần thận trọng khi sử dụng Gatifloxacin cho phụ nữ đang cho con bú.
Quá liều
Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, xử trí quá liều bằng điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, bao gồm: gây nôn và rửa dạ dày để làm giảm hấp thu thuốc, bù đủ dịch cho người bệnh, theo dõi điện tâm đồ ít nhất trong vòng 24 giờ để giám sát các dấu hiệu kéo dài khoảng QT hoặc các biểu hiện loạn nhịp. Thẩm tách máu (giảm được 14% thuốc trong vòng 4 giờ) hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục (giảm được 11% thuốc sau 8 ngày) ít có ý nghĩa trong việc loại trừ thuốc khỏi cơ thể.
Bảo quản
-
Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.
-
Độ ổn định: dung dịch sau khi pha loãng trong dịch tương hợp ổn định trong vòng 14 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ 20 – 26 độ C hoặc ở nhiệt độ 2 – 8 độ C. Dung dịch pha loãng này (trừ pha trong Natri Bicarbonat 5%) có thể ổn định tới 6 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ -25 đến – 10 độ C, sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh sâu, tiếp tục ổn định trong vòng 14 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ 20 – 26 độ C hoặc ở nhiệt độ 2 – 8 độ C. Các bình thuốc chỉ dùng một lần, phần còn thừa cần phải loại bỏ.
Tương tác
Antacid: Gatifloxacin bị giảm hấp thu sử dụng đồng thời với các Antacid có chứa nhôm hoặc Magnesid, do đó cần dùng Gatifloxacin ít nhất 4 giờ trước khi dùng các Antacid này. Các Antacid có chứa Calci và sữa không gây ra tương tác dược động học có ý nghĩa lâm sàng với Gatifloxacin.
-
Sắt, các chế phẩm Multivitamin và khoáng chất Sucralfat, Didanosin (dạng viên có đệm để nhai được, hoặc hòa tan hoặc dạng bột trộn với Antacid dành cho trẻ em): có tương tác dược động học làm giảm hấp thu Gatifloxacin.
-
Warfarin: mặc dù hiện nay chưa có báo cáo về tương tác xảy ra giữa Warfarin và dẫn xuất, cần giám sát chặt chẽ thời gian Prothrombin và các xét nghiệm đông máu thích hợp khác khi sử dụng các thuốc này đồng thời với các kháng sinh nhóm Quinolon.
-
Digoxin: tương tác dược động học làm tăng nồng độ và độc tính của Digoxin. Cần giám sát biểu hiện ngộ độc Digoxin, khi xảy ra các biểu hiện này, phải định lượng nồng độ Digoxin trong huyết tương và hiệu chỉnh liều Digoxin cho thích hợp.
-
Các thuốc chống viêm không Steroid: có khả năng xảy ra tương tác dược lực học, làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương, co giật.
-
Các thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT: có khả năng xảy ra tương tác dược lực học, cộng tác dụng kéo dài khoảng QT.
-
Cimetidin, Glybirid, Midazolam, Theophylin, các thuốc chuyển hóa qua Microsom gan: không có tương tác có ý nghĩa lâm sàng.