Kiểm tra sức khoẻ

Trắc nghiệm tâm lý online: Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi M-CHAT-R

2021-11-14 00:29:16

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển thần kinh biểu hiện bởi sự suy giảm trong giao tiếp và tương tác xã hội của đứa trẻ. Dấu hiệu nhận biết chính là những hành vì sở thích được lặp đi lặp lại và bị hạn chế

Trắc nghiệm tâm lý online: Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi M-CHAT-R Trắc nghiệm tâm lý online: Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi M-CHAT-R

Hiện nay tỷ lệ mắc chứng tử kỷ ở trẻ em ngày càng tăng. Phát hiện và can thiệp sớm là điều vô cùng quan trọng đối với trẻ. Theo các nghiên cứu chứng tử kỷ ở trẻ thường được phát hiện vào năm trẻ lên 3. Bởi vậy các chuyên gia tâm lý và bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nên sàng lọc chứng tử kỷ trong giai đoạn trẻ 18 đến 24 tháng tuổi.

Công cụ Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi M-CHAT-R, đây là bản đã được sửa đổi dành cho trẻ trong giai đoạn bắt đầu biết đi. Bộ công cụ sàng lọc bao gồm 20 câu hỏi về các hành vì của đứa trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi là giai đoạn hoàn hảo cho sự sàng lọc này. Kết quả sẽ cho bạn biết bạn có cần đến sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế hay không?

Dưới đây là bộ công cụ sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi:

Bảng điểm Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi M-CHAT-R.

Hãy trả lời các câu hỏi sau về con bạn. Hãy nghĩ về cách cư xử thường xuyên của trẻ. Nếu bạn đã thấy trẻ có cách cư xử như vậy một vài lần, mà không phải thường xuyên thì hãy trả lời là không. Khoanh câu trả lời là có hoặc không cho tất cả các câu hỏi. Cảm ơn bạn.

1. Nếu bạn chỉ vào một điểm trong phòng, con bạn có nhìn theo không? (VÍ DỤ, nếu bạn chỉ vào đồ chơi hay con vật, con bạn có nhìn vào đồ chơi đó hay con vật đó không?)
2. Bạn có bao giờ tự hỏi liệu con bạn có bị điếc không?
3. Con bạn có chơi trò chơi tưởng tượng hoặc giả vờ không? (VÍ DỤ, giả vờ uống nước từ một cái cốc rỗng, giả vờ nói chuyện điện thoại, hay giả vờ cho búp bê hoặc thú giả ăn?)
4. Con bạn có thích leo trèo lên đồ vật không? (VÍ DỤ, trèo lên đồ đạc trong nhà, đồ chơi ngoài trời, hoặc leo cầu thang)
5. Con bạn có làm các chuyển động ngón tay một cách bất thường đến gần mắt của bé không? (VÍ DỤ, con bạn có vẫy/ đưa qua đưa lại ngón tay gần mắt của bé)
6. Con bạn có dùng ngón tay trỏ của bé để yêu cầu việc gì đó, hoặc để muốn được giúp đỡ không? (VÍ DỤ, chỉ vào bim bim hoặc đồ chơi ngoài tầm với)
7. Con bạn có dùng một ngón tay để chỉ cho bạn thứ gì đó thú vị mà trẻ thích thú không? (VÍ DỤ, chỉ vào máy bay trên bầu trời hoặc 1 cái xe tải lớn trên đường)
8. Con bạn có thích chơi với những đứa trẻ khác không? (VÍ DỤ, con bạn có quan sát những đứa trẻ khác, cười với những trẻ này hoặc tới chơi với chúng không)
9. Con bạn có khoe bạn những đồ vật bằng cách mang hay ôm chúng đến cho bạn xem- không phải để được bạn giúp đỡ, chỉ để chia sẻ với bạn không? (VÍ DỤ, khoe với bạn 1 bông hoa, thú giả, hoặc 1 cái xe tải đồ chơi)
10. Con bạn có đáp lại khi được gọi tên không? (VÍ DỤ, con bạn có ngước tìm người gọi, nói chuyện, hay bập bẹ, hoặc ngừng việc bé đang làm khi bạn gọi tên của bé?)
11. Khi bạn cười với con bạn, con bạn có cười lại với bạn không?
12. Con bạn có cảm thấy khó chịu bởi những tiếng ồn xung quanh? (VÍ DỤ, con bạn có hét lên hay khóc khi nghe tiếng ồn của máy hút bụi, hoặc nhạc to?)
13. Con bạn của bạn có đi bộ không?
14. Con bạn có nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói chuyện với bé, chơi cùng bé hoặc mặc quần áo cho bé không?
15. Con bạn có bắt chước những điều bạn làm không? (VÍ DỤ, vẫy tay bye bye, vỗ tay, hoặc tạo ra những âm thanh vui vẻ khi bạn làm)
16. Nếu bạn quay đầu để nhìn gì đó, con bạn có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn cái gì không?
17. Con bạn có cố gắng gây sự chú ý để bạn phải nhìn vào bé không? (VÍ DỤ, con bạn có nhìn bạn để được bạn khen ngợi, hoặc nói “nhìn” hoặc “nhìn con”?)
18. Con bạn của bạn có hiểu bạn nói gì khi bạn yêu cầu con làm không? (VÍ DỤ, Nếu bạn không chỉ tay, con bạn có hiểu “để sách lên ghế” hoặc “đưa mẹ/bố cái chăn”không?)
19. Nếu có điều gì mới lạ, con bạn có nhìn bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về việc xảy ra không? (VÍ DỤ, nếu con bạn nghe thấy 1 âm thanh lạ hoặc thú vị, hoặc nhìn thấy đồ chơi mới, con bạn có nhìn bạn không?)
20. Con bạn có thích những hoạt động mang tính chất chuyển động không? (VÍ DỤ, được lắc lư hoặc nâng lên hạ xuống trên đầu gối của bạn không?

  • TDOCTOR: 89262
    Giảng viên bộ môn Tâm thần- Đại học Y Dược Hải Phòng, Bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp tính Nữ tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng Các bệnh thường khám : mất ngủ; lo âu; stress; trầm cảm; các chứng sợ hãi, hành vi ám ảnh; đau đầu; chóng mặt; rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, ma túy - Hơn 12 năm kinh nghiệm trong điều trị các rối loạn tâm lý- tâm thần Giảng viên bộ môn Tâm thần- Đại học Y Dược Hải Phòng, Bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp tính Nữ tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng Các bệnh thường khám Xem tiếp
    Địa chỉ: Hải Phòng
    Nơi công tác: Giảng viên bộ môn Tâm thần- Đại học Y Dược Hải Phòng, Bác sĩ Phó trưởng khoa Cấp tính Nữ tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.