Da Liễu

Vảy nến da mặt-bệnh da liễu mà mọi người không nên chủ quan

2021-09-21 13:31:46

Vảy nến da mặt là một bệnh mà mọi người không nên chủ quan.Bệnh vảy nến da mặt không chỉ gây mặc cảm tự ti cho người bị mà nó còn gây cho người bị các biểu hiện khó chịu như ngứa,bong da,chảy mủ,..Không những thế mà nó còn gây các biến chứng dẫn đến 1 số bệnh nguy hiểm.Vì vậy vảy nến da mặt nên được điều trị và xử lý cẩn thận. Và bây giờ hãy cùng đội ngũ bác sĩ của tdoctor cùng tìm hiểu về bệnh và cách chữa trị nhé.

Vảy nến da mặt-bệnh da liễu mà mọi người không nên  chủ quan Vảy nến da mặt-bệnh da liễu mà mọi người không nên chủ quan

Vảy nến da mặt là một bệnh mà mọi người không nên chủ quan.Bệnh vảy nến da mặt không chỉ gây mặc cảm tự ti cho người bị mà nó còn gây cho người bị các biểu hiện khó chịu như ngứa,bong da,chảy mủ,..Không những thế mà nó còn gây các biến chứng dẫn đến 1 số bệnh nguy hiểm.Vì vậy vảy nến da mặt nên được điều trị và xử lý cẩn thận. Và bây giờ hãy cùng đội ngũ bác sĩ của tdoctor cùng tìm hiểu về bệnh và cách chữa trị nhé.

 

1.Vảy nến da mặt là bệnh gì?Nguyên nhân gây ra bệnh.

1.1.vảy nến da mặt là gì?

So với các thể bệnh khác, vảy nến mặt có nhiều điểm khác biệt bởi vùng da mặt là khu vực nhạy cảm, da mỏng, vòng đời ngắn nên dễ hình thành nhiều mảng dày, có vảy, gây ngứa ngáy rất khó chịu. 

                                              bệnh vảy nến da mặt

                                                                             Bệnh vảy nến da mặt

Vảy nến ở mặt có tính chất nhẹ nhưng mức độ ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Triệu chứng bệnh bộc phát ở da mặt, đường chân tóc, cổ, trán và cả tai. Hiếm có trường hợp bệnh nhân bị vảy nến trên toàn bộ khuôn mặt. Đa phần, những ai bị vảy nến trên mặt đều kèm theo vảy nến da dầu hoặc bị bệnh mức độ trung bình đến nặng ở các vị trí khác. 

Khi bị vảy nến trên mặt người bệnh sẽ gặp ảnh hưởng về tâm lý và sức khỏe theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh không gây nguy hại đến tính mạng nhưng nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như: 

  • Biến chứng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch do vảy nến. 
  • Biến chứng béo phì và tiểu đường do sự rối loạn chuyển hóa đường và lipid trong cơ thể. 
  • Biến chứng ở mắt như viêm kết mạc, giảm thị lực, viêm bờ mi. 
  • Cản trở về tâm lý của người bệnh như mặc cảm, thấp thỏm, lo âu,…

1.2.Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở mặt?

Vảy nến da mặt về cơ bản là một thể bệnh da liễu thuốc nhóm bệnh vảy nến. Hiện nay vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có liên quan mật thiết đến các yếu tố sau:

Do di truyền

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh và yếu tố di truyền có liên quan mật thiết với nhau. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh là rất cao.

Sự nhiễm khuẩn

Vi khuẩn liên cầu tấn công hệ miễn dịch và gây nên bệnh. Không giữ vệ sinh sạch sẽ cũng khiến da bị nhiễm khuẩn, hoặc dùng chất tẩy rửa quá mạnh cũng góp phần làm bệnh thêm trầm trọng.

Rối loạn hệ miễn dịch

Đây được xem là nguyên nhân thiết yếu dẫn đến bệnh. Hệ miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể thay vì các virus, vi khuẩn… điều này gây hại cho các tế bào da, khiến tế bào sản sinh nhanh gây nên vảy nến.

Tổn thương da

Một vết cắt hay xước chưa được chữa trị triệt để có thể gây bệnh.

Căng thẳng

Tâm lý bất ổn, căng thẳng quá độ, không nghỉ ngơi điều độ có thể kích hoạt bệnh vảy nến. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, công việc căng thẳng… cũng là tác nhân gây bệnh.

Ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ gây hại cho da và hình thành vảy nến.

2.Cách nhận biết vảy nến ở da mặt

Để biết mình có bị vảy nến da mặt hay không bạn có thể dựa vào các triệu chứng như sau: 

da khô-dấu hiệu xuất hiện bệnh vảy nến

                                                                                              Da khô-dấu hiệu xuất hiện bệnh vảy nến 

Da mặt bị khô, xuất hiện lớp sừng dày khi bị vảy nến

  • Da mặt bị khô, nứt nẻ, có nhiều lớp sừng dày xuất hiện, lớp vảy có màu trắng hoặc hồng nhạt kèm theo hiện tượng bong tróc như vảy cá. 
  • Trên mặt xuất hiện cả mảng tổn thương màu đỏ với kích thước từ 2 đến 3cm kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội. 
  • Người bệnh có cảm giác đau ở mặt, vùng da khu vực này càng trở nên nhạy cảm hơn. 

Ngoài các biểu hiện trên thì một số khu vực khác trên mặt cũng sẽ có những triệu chứng như sau: 

Vảy nến mí mắt: 

  • Xuất hiện lớp vảy che phủ hàng mi. 
  • Vành mặt bị đỏ, cứng hơn so với bình thường, chúng có thể căng hoặc cụp xuống khiến bạn mỏi mắt. 
  • Có cảm giác khô mắt, viêm, thị lực bị ảnh hưởng. 

Vảy nến ở tai: 

  • Phần tai ở nhiều vảy tích tụ ở ống ngoài, thính lực suy giảm nhẹ. 
  • Phần tai bên trong không bị ảnh hưởng gì. 

Vảy nến ở miệng: 

  • Ở má, mũi, môi, lợi hoặc lưỡi có những lớp vảy màu trắng hoặc xám xuất hiện.

3.Các biến chứng của bệnh vẩy nến ở mặt

Bệnh có thể gây nên biến chứng dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như:

Tăng huyết áp

Theo các nghiên cứu, người bệnh vảy nến có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường 20%. Bệnh tăng huyết áp có thể dẫn đến đau tim đột ngột, chóng mặt khó thở, đột quỵ…

Béo phì, tiểu đường

Người mắc bệnh vảy nến ở mặt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Các loại thuốc điều trị vẩy nến gây béo phì hoặc làm tăng lượng đường trong máu.

Xơ vữa động mạch

Tích tụ chất béo, cholesterol và canxi bên trong động mạch có thể dẫn đến xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch dẫn đến các cơn đau tim, ảnh hưởng đến tuyến tụy và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Da mặt xuất hiện vảy nến có thể khiến người bệnh bị trầm cảm tùy theo mức độ. Khuôn mặt có vảy nến sẽ khiến người bệnh tự ti, thấp thỏm lo âu; khiến họ cảm thấy sợ hãi và ám ảnh sự kỳ thị và xa lánh của người xung quanh.

Ảnh hưởng đến mắt

Vảy nến xuất hiện ở mặt thường sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. Vảy nến ở mí mắt gây khô mắt, nóng rát, ngứa hoặc gây rối loạn di chuyển đồng tử. Tình trạng viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào dẫn đến suy giảm thị lực.

Tăng nguy cơ ung thư

Bệnh có thể làm hỏng DNA, gia tăng mắc các bệnh: Ung thư hạch, ung thư phổi, ung thư da…

4.Các cách điều trị vảy nến ở mặt

Bệnh vảy nến ở mặt có thể gây ra nhiều những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh vì đây là một trong những vùng da nhạy cảm trên cơ thể. Hiện nay, theo các bác sĩ cho biết vẫn chưa có cách chữa hoặc loại thuốc đặc trị bệnh nào. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả:

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

                                          Điều tri vảy nến da mặt bằng thuốc tây

                                                                                             Điều trị vảy nến da mặt bằng thuốc tây 

  • Corticoid: Đây là một trong những nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị bệnh. Các loại thuốc mỡ, kem bôi, thuốc xịt sẽ giúp làm giảm tình trạng đỏ và sưng tại chỗ.
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Các loại thuốc thường được chỉ định gồm PimecrolimusTacrolimus, có tác dụng gây ra ức chế hoạt động quá mức của tế bào T là một trong những nguyên nhân gây ra phản ứng bệnh.
  • Kem dưỡng ẩm: Giúp người bệnh làm dịu da, giảm tình trạng ngứa ngáy, khô da, do bệnh gây ra
  • Thuốc mỡ Crisaborole: Được bác sĩ chỉ định giúp làm giảm viêm nhiễm, ngứa ngáy.
  • Một số loại thuốc uống: Cyclosporine (Neoral), Apremilast (Otezla), Retinoids liều thấp, kháng sinh, chống nấm,…

Để việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng và chế độ kiêng khem. Việc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

Điều trị vảy nến ở mặt tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh có thể áp dụng kết hợp một số mẹo chữa tại nhà giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Cách chữa bệnh bằng nha đam: Bạn cần sử dụng 1 bẹ nha đam tươi, sơ chế loại bỏ phần vỏ bên ngoài dùng đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để giúp dưỡng ẩm, làm dịu tình trạng ngứa ngáy. Áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần sẽ giúp tình trạng bệnh hiệu quả sau 10 ngày sử dụng.
  • Dùng giấm táo chữa vảy nến da mặt: Trộn 2 thìa giấm táo cùng với 2 thìa sữa tươi không đường, sử dụng để bôi lên vùng da mặt bị tổn thương, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng rồi giữ nguyên trong vòng 20 phút. Sau đó, rửa lại mặt bằng nước sạch. Áp dụng đều đặn hằng ngày sẽ giúp bệnh thuyên giảm.
  • Đắp bột yến mạch chữa bệnh hiệu quả: Trong thành phần của bột yến mạch có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho quá trình nuôi dưỡng và tái tạo da. Bạn có thể sử dụng để đắp riêng bột yến mạch hoặc dùng trộn với sữa tươi không đường để giảm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các biện pháp chữa vảy nến da mặt bằng mẹo chữa trên đây chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng chúng trong trường hợp da mặt bị tổn thương nặng vì phần lớn chúng không đem lại tác dụng trong quá trình sử dụng.

Bị vảy nến da mặt có nguy hiểm không? Các cách trị tại nhà đơn giản như thế nào để mang lại hiệu quả? Những thắc mắc trên đã được chúng tôi giải đáp đến bạn. Hy vọng, với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh.

 

Trên đây là những thông tin mà các bác sĩ tại tdoctor  đã trả lời về bệnh vảy nến ở da mặt.Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết .Có gì thắc mắc xin hãy liên hệ:

Tdoctor hỏi đáp [Da liễu  ] trực tuyến – Khám bệnh từ xa 24/24

Tdoctor là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam ra đời với mục đích kết nối các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành với những người bệnh trên toàn quốc qua 2 hình thức.

  1. Hỏi đáp trực tuyến 24/24 – Phản hồi chỉ sau 3-5 phút:

Bạn có thắc mắc gì về bệnh lý cần bác sĩ, chuyên gia giải đáp hãy gửi câu hỏi tại đây >>> https://tdoctor.vn/hoibacsi/datcauhoi

  1. Đăng ký khám bệnh từ xa online qua gọi video.

Khám bệnh online với hình thức gọi video gặp trực tiếp bác sĩ, chuyên gia đầu ngành Đăng ký khám online tại đây >>> https://tdoctor.vn/danh-sach-bac-si

  1. Hướng dẫn sử dụng tdoctor

Hướng dẫn bệnh nhân hỏi và chat miễn phí bác sĩ >>> https://youtu.be/IMoD_OKqI7w

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng ứng dụng TDOCTOR trên điện thoại >>> https://youtu.be/sOUCeegWGbo

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.