Bạn Cần Biết
Cảnh báo tình trạng giả mạo bác sĩ, bệnh viện bán thuốc
Sử dụng hình ảnh của các bác sĩ, chuyên gia không hề xin phép, viết nội dung bịa đặt, tâng bốc về tác dụng của các sản phẩm thuốc kém chất lượng, các đối tượng này đã lợi dụng sự cả tin của người dân để chuộc lợi vô nhân tính.
Bệnh hãy cảnh giác, không để các đối tượng mạo danh bác sĩ, mạo danh bệnh viện để lừa đảo tư vấn, bán thuốc, cung cấp dịch vụ thu tiền… dễ gây ra những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về sức khỏe lẫn kinh tế.
Tối 18/3, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã thông tin cảnh báo tình trạng giả mạo, tự ý sử dụng hình ảnh bác sĩ của bệnh viện để lừa đảo, trục lợi. Phía bệnh viện cho biết, những hành vi này là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015. Các hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không xin phép bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP hoặc dân sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.
Trong thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã mạo danh, tự ý sử dụng hình ảnh của các Giáo sư, Bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Website để quảng cáo nhằm lừa đảo, trục lợi mà không hề xin phép.
Mới đây, xuất hiện một trường hợp mạo danh BS. Trần Thị Thanh Tâm, công tác tại Khoa Laser và săn sóc da, để lừa đảo tư vấn, bán thuốc cho bệnh nhân của bệnh viện. Bệnh nhân đã mua 4 lần thuốc không có đơn, cho đến khi mẩn ngứa nặng hơn và liên lạc lại thì trường hợp này đã "bặt vô âm tín".
Đây là chỉ là một trường hợp trong rất nhiều những hành vi sử dụng hình ảnh của các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương kèm theo những lời quảng cáo giật gân, khiến người bệnh dễ dàng tin tưởng.
Theo bệnh viện, việc làm này không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn của người bệnh và uy tín của bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện khuyến cáo tới người dân cần nâng cao cảnh giác không để các đối tượng mạo danh nhân viên Bệnh viện lừa đảo tư vấn, bán thuốc, cung cấp dịch vụ thu tiền… có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc và thiệt hại về sức khỏe lẫn kinh tế cho người sử dụng.
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng thông báo tới người dân về hiện tượng giả mạo Bệnh viện Bạch Mai trên facebook để lừa đảo, trục lợi.
Cụ thể, fanpage có tên: "Bệnh Viện Bạch Mai - Tặng Thuốc Miễn Phí" đã sử dụng tên Bệnh viện Bạch Mai trái phép, dễ dàng làm người dùng nhầm lẫn về hình ảnh và dịch vụ của Bệnh viện Bạch Mai.
Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, có thể dẫn đến hệ quả pháp lý. Do đó, mọi người cần nâng cao cảnh giác, tránh mắc bẫy lừa đảo của các đối tượng giả danh gây ảnh hưởng tới sự an toàn và sức khỏe của mình.
Kết luận: Để bản thân không trở thành nạn nhận của những đối tượng sử dụng hình ảnh bác sĩ chuyên gia trái phép, lừa bán những sản phẩm thuốc kém chất lượng, người dùng hãy lựa chọn những điện chỉ tư vấn, khám chữa bệnh uy tín, được đăng ký hoạt động rõ ràng. Và đặc biệt không được sử dụng bất cứ một sản phẩm thực phẩm chức năng nào mà không được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, khám bệnh với bác sĩ trực tuyến cũng là một phương pháp tiết kiệm thời gian nếu bệnh nhân không có điều kiện để lên viện khám.
Tdoctor là một dịch vụ khám chữa bệnh trực tuyến trên điện thoại thông minh, đã được đăng ký và bảo hộ thương hiệu, giúp kết nối bác sĩ với bệnh nhân mọi lúc mọi nơi.
0 bình luận