Phòng & Chữa Bệnh
10 điều cần biết khi tắm cho trẻ sơ sinh
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nhi khoa Tdoctor Đối với những người lần đầu làm cha mẹ thì việc tắm cho trẻ sơ sinh còn bỡ ngỡ và đôi lúc gặp khó khăn, bởi vì bé còn nhỏ, cựa quậy nhiều, phụ huynh chưa có kinh nghiệm chăm sóc bé và đôi khi sàn nhà tắm còn trơn trượt. Hãy Ccùng bác sĩ nhi khoa tìm hiểu những cách tắm cho bé đơn giản, cơ bản và hiệu quả nhé.
1. Lưu ý các kẽ trên da
Để làm sạch các kẽ, ngách trên da trẻ sơ sinh bố mẹ nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ có tham khảo tư vấn từ bác sĩ nhi khoa vì có nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị dị ứng với một số loại sữa tắm. Bố mẹ nên lưu ý tắm cho con vùng nách, vùng da dưới cánh tay, các khe ngón tay, ngón chân, kẽ quanh cổ, vùng mông và vùng kín của bé. Đặc biệt đối với những trẻ mập mạp, thường có ngấn trên da cha mẹ nên tắm kỹ cho con. Trong trường hợp thời tiết lạnh, cha mẹ chỉ nên cởi một phần quần áo của bé, phần còn lại giữ ấm cho trẻ.
2. Dùng khăn ẩm vệ sinh cho bé
Theo các bác sĩ nhi khoa uy tín trên toàn thế giới và Tdoctor, cũng như theo nghiên cứu thì một hoặc hai tuần sau sinh, bố mẹ chỉ nên lau cơ thể bé bằng khăn ẩm cho đến khi cuống rốn rụngj mới tắm cho bé.
Để vệ sinh cơ thể cho bé, phụ huynh có thể đặt con nằm trên giường hoặc trên một tấm lót thoải mái. Tiếp đó cha mẹ dùng khăn ấm mềm, ướt lau qua khuôn mặt cho bé. Tiếp đó dùng bông gòn hoặc tăm bông lau lần lượt các bộ phận trên mặt bé như mí mắt, mũi, miệng nhẹ nhàng. Sau đó cha mẹ lau cổ, người của bé cũng như vùng da phần mông, các cùng nhạy cảm và tay chân của bé. Thông thường sau sinh 1-2 tuần bé không cần thiết phải dùng xà phòng.
3. Gội đầu cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ dùng một tay không, sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho bé xoa bóp nhẹ nhàng lên phần đầu bé. Tay còn lại đặt lên trán bé để tránh xà phòng hoặc nước tràn vào mắt bé. Rồi rửa sạch lớp xà phòng bằng một bát nước hoặc khăn ướt nhiều lần.
Khi bé lớn dần phụ huynh có thể cho bé gội đầu dưới vòi thay vì bế ẵm bé. Trong trường hợp bé bị ngạt nước hay đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, phòng khám đa khoa uy tín để được bác sĩ nhi khoa xử lý kịp thời.
4. Kiểm tra nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước phù hợp cho bé là 38 độ C. Bố mẹ nên tắm cho bé ở những nơi kín gió, thoải mái, ấm áp tránh để trẻ bị nhiễm lạnh khi người đang ướt. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng nên đổ nước ấm vào chậu khoảng 5-7cm trước, rồi cho bé vào chậu đổ dần dần nước ấm cho đến khi phù hợp. Cha mẹ được khuyến khích giữ cho trẻ được an toàn tối đa ở bất kỳ mức nước nào. Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ nhi uy tín Tdoctor, lượng nước cao tầm vai trẻ sẽ có tác dụng giúp bé thoải mái, tạo cảm giác an toàn và ấm áp.
5. Giữ bé an toàn
Bố mẹ nên giữ bé an toàn và vững chắc dù ở tư thế đứng hay nằm để bé có được cảm giác an tâm, thoải mái vùng vẫy trong nước ấm. Cha mẹ linh hoạt giữ phần đầu, cổ và lưng bé do các phần này của bé còn yếu và dễ bị tổn thương bằng một cánh tay. Cánh tay còn lại giúp giữ và làm vệ sinh cơ thể bé, bắt đầu từ đôi chân.
6. Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào một giờ cố định trong ngày
Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào một giờ cố định để tạo thói quen cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Các bác sĩ khoa nhi uy tín khuyên rằng nên tắm cho trẻ vào buổi chiều tối có thể giúp cơ thể bé thư giãn thoải mái và ngủ sâu hơn. Sau khi bé tắm xong nên hạn chế các hoạt động phấn khích trong ngày của bé, nhằm giúp bé hiểu sắp đến giờ đi ngủ rồi.
Một số trường hợp, phụ huynh không nên tắm cho con khi bé đang khóc, gắt hoặc nôn trớ vì điều này sẽ khiến tình trạng của bé thêm xấu đi. Ngoài ra, bố mẹ có thể vệ sinh cho trẻ bằng khăn ấm nếu cần thiết vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Nếu còn điều gì thắc mắc về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ vui lòng liên hệ bác sĩ Tdoctor để được tư vấn, khám bệnh trực tuyến và hỏi đáp bác sĩ nhi uy tín nhé.
0 bình luận