Phòng & Chữa Bệnh

Bệnh tiểu đường có lây không và lưu ý sức khỏe cho người bệnh?

2021-12-23 17:45:34

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường huyết, về lâu dài sẽ gây ra nhiều tổn thương tại các cơ quan trong cơ thể như thần kinh, mắt, tim, thận. Bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua các con đường tiếp xúc, tuy vậy sẽ gây suy giảm sức khỏe ở người bệnh.

Bệnh tiểu đường có lây không và lưu ý sức khỏe cho người bệnh? Bệnh tiểu đường có lây không và lưu ý sức khỏe cho người bệnh?

Tình trạng mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng liệu bệnh tiểu đường có lây không và làm cách nào phòng tránh cũng như cải thiện sức khỏe để giảm thiểu những biểu hiện của bệnh. Hãy cùng TDOCTOR tìm hiểu về đường lây và ảnh hưởng của căn bệnh này. 

1. Bệnh tiểu đường được phân loại như thế nào?

Theo cơ chế bệnh sinh, bệnh đái tháo đường được chia thành 3 loại cơ bản sau:

  • Đái tháo đường type 1: cơ chế xảy ra do thiếu hụt insulin ở tế bào beta đảo tụy. do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu hụt insulin, tích tụ đường trong máu. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1.
  • Đái tháo đường type 2: giảm đề kháng insulin do suy giảm chức năng tế bào beta đảo tụy. Nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2 thường không rõ ràng những xoay quanh những vấn đề về lối sống không lành mạnh, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hội chứng buồng trứng đa nang,... 

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường

  • Đái tháo đường thai kỳ: thường gặp trong thời gian mai thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do nhau thai tiết ra hormon như estrogen, progesterone, prolactin gây kháng insulin và tăng lượng đường trong máu.

2. Giải đáp bệnh tiểu đường có lây không?

2.1. Bệnh tiểu đường có lây qua đường nước bọt không?

Các nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường không lây qua đường tiếp xúc, nước bọt vì nguyên nhân gây bệnh không phải do vi khuẩn, virus, ấm gây ra.

Thường trong cùng gia đình có thể mắc bệnh tiểu đường giống nhau, nhưng nguyên nhân không do lây qua hô hấp. Bởi lẽ trong gia đình thói quen sinh hoạt, ăn uống (nhiều chất béo, bột đường…) có phần giống nhau và một phần do nguyên nhân di truyền.

2.2. Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu, đường sinh dục không?

Bản chất của bệnh tiểu đường là do rối loạn chuyển hóa, không phải truyền nhiễm vi khuẩn, virus như HIV, viêm gan… do vậy bệnh sẽ không lây qua đường máu và đường sinh dục.

Tuy vậy những triệu chứng của bệnh tiểu đường cũng gây suy giảm sinh lý tình dục, rối loạn cương dương hay gây khô âm đạo.

2.3 Liệu bố mẹ có di truyền bệnh đái tháo đường cho con?

Bệnh tiểu đường tuy không lây nhiễm nhưng có yếu tố di truyền. Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ thì con sinh ra có nguy cơ mắc tiểu hơn cao hơn nhiều so với những đứa trẻ khác.

Yếu tố di truyền và lối sống sinh hoạt chung gây bệnh tiểu đường ở gia đình

Một số nghiên cứu cho hay, người bố mắc bệnh đái tháo đường type 2 trước 50 tuổi con sinh ra có 14% xác suất mắc bệnh. Tỷ lệ này có thể giảm thiểu nhờ điều chỉnh lối sống và dinh dưỡng.

3. Người mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Do yếu tố sức khỏe suy giảm người mắc bệnh tiểu đường có tuổi thọ trung bài ngắn hơn 4 năm so với người thường.

Theo khảo sát của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho hay người mang bệnh tử vong sớm hơn  4 - 6 năm so với người lành. Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc nhiều bệnh mắc kèm, ít vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học thì tuổi thọ có phần giảm sút hơn.

Bệnh tiểu đường có lây không và tuổi thọ trung bình người bệnh ra sao?

So với người không mắc bệnh tiểu đường, nam giới mắc bệnh suy giảm thể chất đến 25%. Cụ thể tuổi thọ trung bình theo từng phân loại bệnh như sau:

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường type 1: tuổi thọ trung bình 63 - 65 năm ít hơn 15 - 20  năm (Nam giảm 11 tuổi, nữ giảm 13 tuổi) so với người không mắc bệnh.
  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2: Ngắn hơn 5 - 10 năm so với người bình thường. Có thể cải thiện bằng việc chủ động thay đổi lối sống.

4. Chủ động thay đổi lối sống và kéo dài tuổi thọ

Chìa khóa để tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường chính là kiểm soát lượng đường trong máu. Việc này hoàn toàn có thể tự thay đổi dựa vào việc điều tiết lối sống phù hợp, khoa học hơn. Cụ thể:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, cắt giảm lượng bột đường, ngũ cốc và thay thế bằng thực phẩm khác. Duy trì cân nặng mức cân đối giúp giảm độ nhạy cảm của tế bào và insulin.
  • Thực hiện xét nghiệm glucose trong máu, theo dõi nồng độ insulin không vượt ngưỡng.

Thực hiện kiểm soát - điều chỉnh lượng đường trong máu

  • Tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, đề kháng.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
  • Giữ tinh thần thư thái, giảm áp lực công việc để quá trình trao đổi chất của cơ thể ổn định hơn. 
  • Không thức khuya, sử dụng chất kích thích để lượng đường trong máu được kiểm soát.

Trên đây là giải đáp của TDOCTOR cho vấn đề “Bệnh tiểu đường có lây không?” Đồng thời cung cấp kiến thức cho bạn đọc về một số vấn đề liên quan về căn bệnh này. Bạn đọc tìm kiếm sự tư vấn, giúp đỡ của các y bác sĩ về sức khỏe có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.