Tiêu hoá

CASE Lâm sàng tiêu hóa - cắt polyp đại tràng| BS. Lê Kiên Hưng

2021-11-26 16:06:38

CASE Lâm sàng tiêu hóa - cắt polyp đại tràng| BS. Lê Kiên Hưng CASE Lâm sàng tiêu hóa - cắt polyp đại tràng| BS. Lê Kiên Hưng

Case lâm sàng- bệnh nhân nữ 19 tuổi cắt polyp đại tràng

Bệnh nhân là Nữ giới 19 tuổi đại tiện ra máu. Tiền sử gia đình có bố bị polype đại tràng. Bệnh nhân được chúng tôi gây mê, nội soi đại tràng toàn bộ phát hiện có 1 polype ở trực tràng. Polyp được chúng tôi cắt qua nội soi. Sau cắt bệnh nhân được xuất viện ngay, không cần dùng thuốc, không cần nằm viện.

polyp đại tràng

Một số chia sẻ của Bác sĩ Lê Kiên Hưng về ung thư đại trực tràng

Theo GLOBOCAN 2020, ước tính có khoảng 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và 10 triệu người tử vong do ung thư trên toàn thế giới trong năm 2020. Trong đó, ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 3 về số ca mắc mới và đứng hàng thứ 2 về số ca tử vong. 

Đa số ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp. Thông thường, mất khoảng 10-15 năm cho quá trình ung thư hoá của polyp. Tỷ lệ sống thêm trên 5 năm ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng khi chưa có di căn khoảng 90%. Do vậy, việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng có ý nghĩa rất quan trọng.

Tầm soát sàng lọc ung thư đại trực tràng

Nội soi đại trực tràng là phương pháp sàng lọc có thể nhìn trực tiếp toàn bộ đại tràng. Trong quá trình nội soi, có thể sinh thiết tổn thương nghi ngờ hoặc loại bỏ polyp.

Vậy nội soi đại trực tràng sàng lọc ung thư được chỉ định như thế nào?

Nội soi sàng lọc ung thư nên bắt đầu từ 45 tuổi. Sau đó tiến hành nội soi đại trực tràng định kỳ 10 năm/lần.

Đối với người có yếu tố nguy cơ cao:

  • Tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng: nên bắt đầu sàng lọc từ trước 45 tuổi.
  • Tiền sử bản thân có polyp đại trực tràng: nội soi lại sau 1-3 năm kể từ lúc phát hiện và cắt polyp, tuỳ vào loại, kích thước và số lượng polyp.
  • Tiền sử bản thân bị viêm loét đại trực tràng hoặc Crohn: nên được nội soi định kỳ sau mỗi 1-3 năm tuỳ vào mức độ tổn thương ở lần nội soi gần nhất.
  • Tiền sử bản thân xạ trị vùng bụng hoặc/và chậu để điều trị các bệnh ung thư trước đó: tầm soát sau 5 năm kể từ khi bắt đầu xạ trị và định kỳ sau mỗi 3-5 năm.
  • Hội chứng di truyền ung thư đại trực tràng đã được xác chẩn hoặc nghi ngờ, ví dụ như bệnh đa polyp tuyến gia đình (FAP) hoặc hội chứng Lynch (đại tràng không polyp tuyến di truyền ung thư): sàng lọc bắt đầu từ khi còn trẻ tuổi.

Các trường hợp có các dấu hiệu báo động: 

  • Đi ngoài nhầy máu.
  • Rối loạn đại tiện kéo dài.
  • Gầy sút cân chưa rõ nguyên nhân.
  • Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
  •  Đau bụng kéo dài.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy cần tư vấn về các bệnh nội tiết tiêu hóa hãy gửi câu hỏi cho bác sĩ của chúng tôi hoặc chat riêng với Bác sĩ Lê Kiên Hưng Chuyên khoa Nội tiêu hoá. Nội soi tiêu hoá và can thiệp tiêu hoá tại Liên chi hội nội soi tiêu hoá Việt Nam.

  • TDOCTOR: 90101
    Chuyên khoa Nội tiêu hoá. Nội soi tiêu hoá và can thiệp tiêu hoá tại Liên chi hội nội soi tiêu hoá Việt Nam
    Địa chỉ: Thanh Hoá
    Nơi công tác: Liên chi hội nội soi tiêu hoá Việt Nam

    Giờ làm việc: 2h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.

    Whoops, looks like something went wrong.