Phòng & Chữa Bệnh

Bệnh trĩ - Những dấu hiệu bị trĩ không nên bỏ qua

2021-11-07 19:33:03

Bệnh trĩ là một căn bệnh dễ tái phát, có diễn biến khá phức tạp, gây đau đớn, bất tiện cho người bệnh. Bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm vùng hậu môn, thiếu máu thậm chí còn là tác nhân chính gây ra ung thư vùng hậu môn

Bệnh trĩ - Những dấu hiệu bị trĩ không nên bỏ qua Bệnh trĩ - Những dấu hiệu bị trĩ không nên bỏ qua

Bệnh trĩ hay gây ra những cơn đau đớn, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Mặc dù bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến, nhưng những kiến thức cơ bản về bệnh trĩ không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Tdoctor sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân và những dấu hiệu bị trĩ để có thể trang bị thêm kiến thức cho sức khỏe bản thân.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ không chỉ là bệnh tĩnh mạch. Đây là những bệnh của hệ thống mạch máu, từ nối của động mạch nhỏ, tĩnh mạch và động mạch đến cơ trơn và mô liên kết lót biểu mô bình thường của ống hậu môn. Các đám rối tĩnh mạch được nâng đỡ bởi một cấu trúc các sợi đàn hồi và nằm ở dưới niêm mạc. Áp lực liên tục tăng như rặn đại tiện kèm theo máu ứ liên tục có thể khiến các búi trĩ bị giãn nở và chui vào khoang hậu môn. Đồng thời, khi tuổi càng cao, các cấu trúc của các mô liên kết nâng đỡ ngày càng yếu đi, các búi trĩ sa dần ra khỏi cửa hậu môn dẫn đến bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ là gì?

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ chủ yếu có 2 loại thường gặp là trĩ nội và trĩ ngoại

  • Trĩ nội (nằm phía trong hậu môn): Khi búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược,  búi trĩ được bao phủ bởi các niêm mạc và các lớp biểu bì chuyển tiếp thì đó là trĩ nội
  • Trĩ ngoại (nằm phía ngoài hậu môn): Khi búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, búi trĩ được bao phủ bởi các lớp biểu mô và nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn thì đó là trĩ ngoại

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ để phân độ bệnh trĩ

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn phía bên trong hậu môn
  • Trĩ độ 2: Khi bình thường búi trĩ sẽ nằm trong hậu môn, nhưng khi rặn đi ngoài búi trĩ sẽ lòi ít hoặc thập thò ra ngoài. Sau khi xong búi trĩ sẽ thụt lại vào trong
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ phát triển với kích thước lớn và sà ra ngoài hậu môn, không thể tự co lại
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như hoàn toàn nằm ngoài hậu môn

Phân loại các giai đoạn trĩ

Nguyên nhân bị trĩ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ và những nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt, cụ thể như:

1. Táo bón kéo dài

Khi bị táo bón người bệnh thường phải cố sức để rặn khi đi vệ sinh, khi đó khiến cho các mạch ở hậu môn bị tổn thương,bị áp lực căng giãn khiến hình thành các búi trĩ

2. Chế độ ăn uống

Khi ăn quá nhiều các thực phẩm giàu chất béo, chất kích thích những đồ cay nóng,... sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn bị táo bón

3. Tính chất công việc

Những công việc có tính chất phải đứng lâu, ngồi nhiều khiến cho toàn bộ áp lực của cơ thể dồn xuống hậu môn, trực tràng gây tắc nghẽn tĩnh mạch khiến các búi trĩ xuất hiện

4. Quá trình mang thai sinh nở

Khi sinh các thai phụ phải dùng nhiều sức để có thể đưa em bé ra ngoài khiến cho các mao mạch tĩnh mạch ở hậu môn bị tổn thương và gây ra trĩ

5. Thói quen đại tiện

Nhiều người khi đi đại tiện có thói quen ngồi đọc báo. lướt web, dùng điện thoại,... vô tình tạo ra áp lực cho thành hậu môn và gây ra các búi trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh trĩ bạn không nên bỏ quá:

  • Đại tiện không kèm theo ra máu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không có cảm giác đau khi đi đại tiện. Trong quá trình đại tiện, ở giấy vệ sinh hoặc bồn cầu xuất hiện một ít máu tươi. Ở giai đoạn nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt nước hoặc cành cây, ngồi xổm cũng có thể bị chảy máu.
  • Dấu hiệu ngứa do bệnh trĩ: Đây là hiện tượng tiết dịch từ thành trong của ống hậu môn, kèm theo ngứa ngáy, gây mùi khó chịu khiến người bệnh mất tự tin.
  • Búi trĩ gây sưng tấy, đau rát hậu môn: Khi sờ vào hậu môn có khối u mềm lồi ra. Người bệnh có thể không quá đau không đau nhưng có thể gây căng tức, nhất là khi mặc quần áo chật. Nếu hậu môn bị tách hoặc tắc, bệnh trĩ cũng có thể gây đau rát.
  • Đi đại tiện ra ngoài hậu môn dẫn đến sa búi trĩ: Trĩ độ 1 có thể tự động thụt vào trong, trĩ độ 3 có thể dùng tay đẩy vào nhưng đối với trĩ độ 4 do lúc này búi trĩ đã quá dài nên rất khó đẩy đều. nếu bệnh nhân di chuyển bằng tay.

Khi bạn nhận thấy mình mắc phải một trong những dấu hiệu trên hãy liên lạc với các cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh trĩ và dấu hiệu bị trĩ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Hy vọng nó sẽ là nguồn thông tin hữu ích giúp bạn kiểm soát được tình trạng sức khoẻ của mình được tốt hơn. Nếu cảm thấy tình trạng sức khoẻ  gặp vấn đề không được tốt, hãy liên hệ ngay với Tdoctor để được Bác sĩ Hồng Công Khanh  chuyên khoa hàng đầu tư vấn khám bệnh miễn phí. 

  • TDOCTOR: 90067
    Chuyên khoa ngoại tổng quát - Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tại Bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau
    Địa chỉ: Cà Mau
    Nơi công tác: Bệnh Viện Đa Khoa Cà Mau

    Giờ làm việc: 24h/7

    1000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.