Phòng & Chữa Bệnh

HEN PHẾ QUẢN LÀ GÌ?

2021-05-25 18:27:30

Hen phế quản (Asthma) còn có tên khác là hen, suyễn. Hen phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi, dẫn đến đường dẫn khí bị phù nề, gây hẹp đường dẫn khí.

HEN PHẾ QUẢN LÀ GÌ? HEN PHẾ QUẢN LÀ GÌ?

1.Triệu chứng

Khi đường dẫn khí bị hẹp, không khí đi ra và vào phổi bị cản trở dẫn đến các triệu chứng khò khè, khó thở, tức ngực và ho. Tình trạng này được gọi là Cơn hen phế. Khi cơn hen phế quản xảy ra thường xuyên, nghĩa là bệnh hen của bạn chưa được kiểm soát tốt.

Ngay cả khi bạn không có triệu chứng, đường thở vẫn có thể đang bị viêm ở mức độ nhẹ. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên liên hệ với bác sĩ của bạn, từ đó bạn sẽ tự học các theo dõi bệnh hen và từng bước kiểm soát bệnh hẹn.

2. Chuẩn đoán, điều trị

Kiểm soát hen tức là dùng các thuốc duy trì dạng hít/xịt, có thể kèm theo thuốc uống, với liều thấp nhất có hiệu quả ức chế tình trạng viêm, do đó làm giảm triệu chứng, giúp người bệnh có chất lượng sống tốt nhất

Đo chức năng hô hấp (Lung Function Tests) là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán hen

Đo chức năng hô hấp giúp đánh giá khả năng hoạt động của phổi. Có nhiều phương pháp đo chức năng hô hấp, phổ biết nhất là đo hô hấp ký (spirometry). Động tác đo bao gồm hít và và thở ra, qua một thiết bị đặc biệt. Từ đó, máy sẽ đo được thể tích không khí bạn có thể hít vào-thở ra và tốc độ hít vào-thở ra. Bạn có thể phải sử dụng thuốc giãn phế quản trước điều trị để đánh giá đáp ứng của đường thở

Theo thời gian, đo chức năng hô hấp giúp bác sĩ đánh giá đáp ứng điều trị bệnh đến đâu và thay đổi phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn đã nhìn thấy/nghe qua những cụm từ sau:

- FEV1 (forced expiratory volume ). Đo thể tích không khí bạn thở ra hết sức trong 1 giây đầu tiên sau khi đã hít sâu tối đa.

- PEF (peak expiratory fow). Đo tốc độ bạn thở ra. Có thể đo đơn giản bằng Lưu lượng đỉnh kế.

3. Mục tiêu cần đạt

Trong quá trình điều trị, bạn cần đặt mục tiêu kiểm soát hen một cách cụ thể. Nhờ đó có thể xác định kế hoạch điều trị có hiệu quả hay không. Dưới đây là một số gợi ý, hãy ghi vào sổ hoặc điện thoại nếu có thể:

- Ít phải nghỉ học hoặc nghỉ làm hơn

- Chơi thể thao và thực hiện các hoạt động khác mà không xuất hiện các triệu chứng hen

- Ngủ tốt hơn

- Khỏe mạnh hơn để bố mẹ, vợ/chồng hoặc bạn bè không phải lo lắng về bạn

- Cảm thấy tốt hơn tất cả hoặc hầu hết các ngày

- Ngăn chặn việc xuất hiện cơn hen

- Biết cách xử lý khi xuất hiện cơn hen

- Giữ cho bệnh hen không ảnh hưởng đến cuộc sống

- Đi du lịch hoặc đi nghỉ mà không bị bệnh hen cản trở

- Bệnh hen không làm cho tôi yếu hơn người khác cùng độ tuổi

☎  Liên hệ Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trường Thi

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.