Thần kinh
LÀM GÌ KHI TRẺ TWEEN VÀ TEEN CHỐNG ĐỐI VÀ THÁCH THỨC?
2021-04-13 20:47:36
Hầu hết chúng ta bị kích hoạt bởi sự chống đối của con mình đến nỗi nhiều bố mẹ tự động phát điên lên. Cuối cùng thì đa phần chúng ta sẽ cấm đoán hoặc áp đặt hình phạt để buộc con không được làm như vậy.
LÀM GÌ KHI TRẺ TWEEN VÀ TEEN CHỐNG ĐỐI VÀ THÁCH THỨC?
Mình nghĩ rằng sự chống đối giống như chiếc đèn báo đỏ trên bảng điều khiển xe ô tô, đó là tín hiệu cho thấy chiếc xe đang có gì gì đó không ổn mà cần mình sửa chữa. Và điều không ổn ở đây không phải là ở đứa trẻ, mà là ở mối quan hệ. Khi cha mẹ nhận ra điều này và tập trung vào việc kết nối thay vì tấn công, mọi chuyện sẽ ổn.
Muốn giải quyết việc trẻ vị thành niên chống đối thì trước hết chúng ta cần hiểu là tuổi này trẻ nghe theo những người bạn đồng trang lứa và muốn biết đâu là giới hạn. Sự thách thức của con nên được xử lý tốt nhất theo cách là:
Cha mẹ dừng lại và hít thở. Khi chúng ta bị kích động thì bản thân chúng ta phải kiểm soát mình trước, trước khi giải quyết xung đột.
Khẳng định hoặc nhắc lại với con một cách nhẹ nhàng về các quy luật về tôn trọng trong gia đình: “Mẹ rất tiếc, đây không phải là cách chúng ta nói chuyện với nhau”.
Cho con cơ hội tự sửa sai khi mở đầu cuộc nói chuyện: “Mẹ biết con không có ý thiếu tôn trọng, mẹ muốn nghe con nói. Mình thử lại nhé!”
Cân nhắc cách tiếp cận. Không ai thích bị ra lệnh cả nhưng nghiên cứu cho thấy trung bình các bậc cha mẹ đưa ra hàng trăm mệnh lệnh mỗi ngày và hầu hết đều bằng giọng điệu tiêu cực. Nếu trẻ đang khó chịu, hãy xem xem mình có thể cho con nhiều quyền kiểm soát hơn hay không thay vì cảm thấy lúc nào cũng bị ra lệnh làm điều gì đó.
Với thanh thiếu niên, chúng tỏ ra thách thức khi cảm thấy mất kết nối hoặc mất đi sự tôn trọng đối với chúng ta. Sự thách thức lúc này được xử lý tốt nhất theo cách là:
Hiểu ngôn ngữ chống đối của trẻ. Con sẽ có vẻ như không bao giờ muốn gặp lại bạn nhưng đằng sau sự thô lỗ của mình, con đang muốn nói “Con cảm thấy cô đơn và rất buồn. Con ước mẹ không lạnh lùng nữa, con không biết con nên làm thế nào?”.
Hãy từ bi, nhân ái. Bạn có thể nói “Hẳn con phải rất khó chịu khi nói chuyện một cách tôn trọng với con… Chuyện gì đang xảy ra thế con?”. Nếu bạn thấy chính bạn là người thiếu tôn trọng con, hãy thừa nhận, xin lỗi, hứa sẽ làm tốt hơn và bày tỏ mong muốn rằng mỗi người trong gia đình cần thay đổi.
Tìm cách kết nối lại với con. Lắng nghe con. Chiêm nghiệm. Thấu hiểu. Hãy nói với con rằng bạn yêu con nhiều như thế nào và con có ý nghĩa với bạn như thế nào. Hãy cố gắng tìm ra điểm chung và giải quyết vấn đề để cả hai đáp ứng được nhu cầu của mình.
Dù con bạn ở độ tuổi nào, đôi khi hãy tôn trọng quyền từ chối của trẻ. Con càng cảm thấy bạn lắng nghe yêu cầu của mình, con càng không cần phải dùng đến sự thách thức để bày tỏ mong muốn của mình.
Cuối cùng, hãy nhớ là sự chống đối của con là một cơ hội, không phải là trường hợp khẩn cấp.
Vì vậy, lần tới khi con bạn ngang ngược, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn không cần phải tham dự mọi cuộc tranh giành quyền lực. Hãy thử đặt ra một giới hạn rõ ràng về tiêu chuẩn tôn trọng trong nhà, đồng thời kết nối lại. Hãy biết ơn vì sự chống đối của con đã cho bạn một lời cảnh báo về dấu hiệu có một khoảng cách đang len lỏi giữa bạn và con.
Hãy tận dụng cơ hội này để thay đổi mối quan hệ của bạn với con! Và rất có thể, là cả cuộc đời của con.
--
Xem thêm
Rất hữu ích
Hữu ích
Bình thường
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe
hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.
0 bình luận