Phòng & Chữa Bệnh

Triệu chứng,điều trị viêm dạ dày trào ngược thực quản.

2021-08-02 11:30:11

 Triệu chứng,điều trị viêm dạ dày trào ngược thực quản. Triệu chứng,điều trị viêm dạ dày trào ngược thực quản.

=>Nếu bạn bị ợ nóng hoặc trào ngược axit thường xuyên, bạn có thể bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản( GERD). Để biết chắc chắn, bạn sẽ cần gặp bác sĩ của bạn.

=>Đừng cố tự chẩn đoán với GERD hoặc tự điều trị. Các triệu chứng thường gặp như đau ngực có thể do một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Ca lâm sàng bệnh nhân nữ 47 tuổi tiền sử bệnh viêm dạ dày trào ngược thực quản 5 năm điều trị nhiều đợt,không khỏi,nhập viện Xanh Pôn ngày 2/4/2020 trong tình trạng nóng rát sau xương ức,tức ngực, ợ hơi ợ chua nhiều,ăn uống kém,căng thẳng mệt mỏi.Tiến hành nội soi dạ dày thực quản cho thấy bệnh nhân bị viêm dạ dày trào ngược thực quản.Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi tạo van chống trào ngược dạ dày thực quản,sau mổ bệnh nhân ổn định,tập uống nước sau mổ 24 giờ,ăn lỏng sau 48 giờ,ra viện sau 5 ngày điều trị.Khám lại sau 4 tuần các triệu chứng cải thiện rõ rệt,bệnh nhân ăn uống bình thường,không còn đau rát sau xương ức,không còn ợ hơi ợ chua.

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng trào ngược của dịch vị dạ dày vào thực quản gây nên những biểu hiện trên lâm sàng. Đây là một bệnh lý thường gặp nhất ở thực quản.
Định ghĩa GERD trong y văn thế giới cũng chưa thật thống nhất vì tính đa dạng của triệu chứng và tổn thương. Xin nêu ở đây định nghĩa được coi là cơ bản: GERD là bệnh do thành phần dịch dạ dày trào ngược lên qua thực quản gây ra các triệu chứng và tổn thương ở đường tiêu hóa và hô hấp trên; không nhất thiết có tổn thương ở dạ dày thực quản.
Cơ chế GERD là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công; cụ thể là GERD xuất hiện khi các yếu tố bảo vệ bị suy giảm và yếu tố tấn công tăng lên
DỊCH TỄ CỦA GERD.
GERD là một trong những bệnh lý quan trọng của điều tiêu hóa hiện nay hết sức phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây ung thư thực quản và là một bệnh đang tăng nhanh trong cộng đồng.Theo các số liệu thống kê thì tỷ lệ bị GERD đang tăng nhanh tùy thuộc vào từng quốc gia và vùng lãnh thổ, một số ghi nhận về tỷ lệ mắc bệnh như sau:
Châu Âu và Bắc Mỹ: 20- 30%
+ Phần Lan: 30%
+ Pháp: 27.1%
+ Thụy Điển: 25%
+ Bắc Mỹ: tính theo ngày là từ 4-7%, theo tuần 14-30%, theo tháng là 15-44%
Châu Á hiện nay cũng có tỷ lệ mắc GERD tăng lên đáng kể do thay đổi lối sống, chế độ ăn cũng như là khả năng phát hiện.
+Theo một số các nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay có khoảng 7 triệu người bị GERD và có xu hướng gia tăng.
Các triệu chứng nghĩ tới GERD phổ biến:
+ Ợ nóng
+ Trớ
+ Đau bụng thượng vị.
+ Nuốt khó, nuốt đau.
+ Buồn nôn, nôn.
+ Tiết nước bọt.
+Khàn tiếng.
+Đau ngực không do nguyên nhân tim mạch.
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
Các triệu chứng lâm sàng: của GERD rất phong phú và đa dạng, trong
Nội khoa Nebel và Johnson đưa ra các triệu chứng chính và tỷ lệ gặp như sau:
+ Ho kéo dài, nhiều đờm hay gặp nhất: 30-52%.
+ Nóng rát sau ức: 35-50%.
+ Ho cơn, khi nằm: 20-38%
+ Ợ chua nhiều lần: 18-32%.
+ Nuốt vướng, nghẹn, đau vùng ngực từng lúc 10-20%.
CẬN LÂM SÀNG
Một trong những khó khăn trong chẩn đoán cận lâm sàng là cho đến nay chưa có một biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng nào được coi là có giá trị chuẩn trong chẩn đoán, dưới đây là các phương pháp được áp dụng:
Chụp thực quản có uống thuốc Barryt nhằm phát hiện:
+ Các nhu động bất thường trong khi nuốt: khó xác định được chuẩn xác và các nhu động bất thường của thực quản cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc, thường gặp.
+ Các tình trạng giãn thực quản, thuốc cản quang xuống quá nhanh, đặc biệt ở đoạn dưới thực quản có ý nghĩa để nghĩ tới GERD.
+ Các co thắt, chít hẹp cũng là gợi ý quan trọng, nhưng các co thắt, chít hẹp, sẹo lồi ở đoạn trên thực quản cũng gây triệu chứng nuốt vướng, nghẹn mà không có GERD. Vakil N. có giới thiệu một trường hợp hãn hữu qua chụp thực quản phát hiện một dị vật nằm ngay ở lỗ tâm vị làm cho cơ thắt tâm vị hạn chễ, lỗ luôn được mở đưa tới GERD.
Nội soi thực quản và sinh thiêt
Đây là phương pháp được các nhà nội tiêu hóa áp dụng khá rộng rãi. Nội soi cho thấy được trực tiếp niêm mạc thực quản, xác định vị trí và hình thái của tổn thương. Ở bệnh nhân GERD thì thực quản bị sung huyết, bị loét trợt, bị loét tiêu thực, đôi khi thấy hẹp lòng thực quản hoặc do niêm mạc dạ dày xâm nhập vào phần dưới thực quản (endo-brachy-esophage). Lê Văn Dũng thực hiện trên 68% trường hợp GERD, 30% có tổn thương, được xác định qua sinh thiết. Ismail thực hiện trên 78% GERD đã gặp nhưng chỉ có 18% có tổn thương qua sinh thiết.
Cũng nêu rõ tổn thương thực quản gặp 2 dạng chính: viêm với các nhú niêm mạc nhô cao và lớp đáy dày lên. Tổn thương được các nhà tiêu hóa quan tâm là Barrett thực quản- biểu mô loét tầng thay thế bằng dị sản ruột. Tuy Barrett thực quản có thể gây ung thư thực quản (cao >30 lần), nhưng nhiều trường hợp Barrett thực quản lại không gây GERD. Theo Hirota trên 40% bệnh nhân GERD không có hình ảnh viêm thực quản trên nội soi.
Có thể coi nội soi chỉ có giá trị 50% trong chẩn đoán GERD. Nội soi thực quản còn giúp chúng ta theo dõi kết quả điều trị GERD.
Đo PH thực quản
Đo pH thực quản là thăm dò chức năng chính có tính quyết định được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD nhưng khá tốn kém về trang thiết bị máy móc và mất nhiều thời gian.
Chụp lấp lánh đồ (Scintigraphy)
Cho bệnh nhân uống lúc đói 15ml nước cam có pha 1mCi chất đồng vị phóng xạ Technetium 99Tc. Tiếp theo cho uống thêm 300ml nước lọc để rửa thực quản. Đặt người bệnh trước máy Gamma-camera nối với máy vi tính. Máy này sẽ đo và ghi độ phóng xạ của 99Tc khi chất này trào ngược lên thực quản.Thời gian đo là khoảng 30 phút. Chỉ số hồi lưu nói lên lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Độ nhạy cảm của chụp lấp lánh kém hơn đo pH vì không đo được hồi lưu kiềm và hồi lưu ban đêm nhưng cũng đủ để phát hiện GERD.Lợi điểm của chụp lấp lánh là có thể dùng được ở trẻ em, thậm chí cả ở nhũ nhi. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm thanh quản mạn (ho kéo dài) bị suyễn ngờ do GERD, chụp lấp lánh đồ rất hữu ích để xác định nguyên nhân.
BIẾN CHỨNG CỦA GERD
Biến chứng tại chỗ: gồm viêm thực quản và hẹp thực quản.
Biến chứng muộn:
+ Rối loạn giọng nói (>80%)
+ Viêm thanh quản, viêm họng mạn (52%)
+ Xơ-sẹo hẹp hạ thanh môn (78%)
+ Ung thư thanh quản
+ Viêm mũi-xoang mạn
+ Hội chứng ngừng thở trong giấc ngủ (OSAS)
+Viêm tai giữa tiết dịch: người ta tìm thấy pepsin/pepsinogen trong dịch tai giữa (Harvey Mcconnell MD. & Jeff Parson. the Lancet 2002)
+ Gần đây còn ý kiến cho rằng hội chứng đột tử ở trẻ con có liên quan với GERD
ĐIỀU TRỊ GERD.
Mục tiêu của điều trị GERD:
- Giải quyết hết trào ngược
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
- Lành tổn thương
- Phòng ngừa, chống tái phát viêm thực quản và các biến chứng của bệnh trào ngược.
A. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA
Ngày nay đến thống nhất điều trị GERD, cả trong TMH, với các thuốc ức chế bơm proton (PPI proton pump inhibitor) là cơ bản, PPI làm ức chế sự hình thành tiết acid tại các tế bào của dạ dày. Omeprazole là dược phẩm được dùng chủ yếu trong điều trị GERD, phổ cập nhất trên thế giới và cả nước ta từ lâu nay
Nhiều công trình cho thấy biểu hiện của GERD trong TMH:
Omeprazole có tác dụng tốt với GERD có triệu chứng, tổn thương ở họng hay thanh quản, Wakil N. và Wong thấy với các trường hợp có ho cơn, kéo dài, ho ngang, riêng Omeprazole cùng làm giảm hết ho, chỉ khi có các hình ảnh của viêm phế quản, viêm phổi mới cần đến kháng sinh hỗ trợ.
Trong các trường hợp có các triệu chứng của GERD mà không có các tổn thương cụ thể ở thực quản, dạ dày: Omeprazole chỉ cần dùng tối thiểu 20mg/ngày trong 2-4 tuần.
Trong các trường hợp GERD có tổn thương viêm, loét dạ dày liều hàng ngày nên là 40mg, Omeprazole chia 2 lần hoặc 1 lần vào tối sau khi ăn 1 đến 2h.Thời gian điều trị cần kéo dài 4-8 tuần. Kinh nghiệm bản thân cho thấy: thường sau 5-10 ngày các triệu chứng giảm đi rõ rệt hoặc gần hết hẳn nhưng nếu ngưng thuốc, vài ngày sau các triệu chứng lại trở lại do đó cần giải thích rõ cho bệnh nhân về thời gian điều trị kéo dài, liên tục.
Có thể thay Omeprazole bằng Nexium với ưu điểm chỉ cần dùng một viên 20mg/ngày trong 1-2 tuần (theo Lin L.Professional on GERD) nhưng vì Nexium đắt hơn hẳn Omeprazole nhiều lần nền tổng kinh phí điều trị cao hơn rõ rệt.
MEGA có đưa ra Limzer với 2 thành phần là Omeprazole 20mg + Domperidone 30mg có tác dụng điều chỉnh vận động dạ dày và làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới, với ưu điểm chỉ uống 1 viên limzer /ngày; Domperidone tác dụng kéo dài (7.5 h) ở dạ dày nên có tác dụng tốt trong các trường hợp có ợ chua hay ợ hơi, đầy bụng, không cần dùng thêm Kremil’s hay Motilium.
Cũng cần nêu thêm các PPI không có tác dụng gì với Barrett thực quản, nếu có chỉ là làm giảm sự phát riển thành ung thư thực quản. Các PPI không nên dùng cho người có thai trong 3 tháng đầu, nhưng với các trường hợp có thai trên 5 tháng- PPI không gây hại.
Trong các trường hợp GERD có loét dạ dày việc phối hợp với kháng sinh là cần thiết nhất là trong các trường hợp loét có HP + , dùng Clarithromycin nhưng không cần duy trì suốt thời gian sử dụng PPI, theo một số kinh nghiệm điều trị thì chỉ dùng trong 7 ngày đầu khi các triệu chứng, lưu ý triệu chứng ho hết hay giảm đi là đủ.
Kháng viêm không steroid được khuyến cáo dùng trong các trường hợp có viêm dạ dày thực quản đặc biệt khi có viêm, nề thanh quản, viêm họng là cần thiết. Lưu ý không được dùng corticoid trong GERD, dù có kèm theo các tổn thương, viêm ở TMH (viêm xoang, a mi đan …) vì sẽ làm tăng GERD rõ rệt.
Trong việc xử lý trào ngược dịch vị lên mũi, theo Parkson đề xuất một phác đồ ít tốn kém như sau: không cho ăn uống trong vòng 2h trước khi đi ngủ + nằm cho gối đầu cao 10-15cm + cử ăn chocolate, bánh kẹo cà phê và thức uống acid như nước cam chanh có gas (chú ý rằng hầu hết nước ngọt giải khát Coca, Pepsi…đều chứa ít nhiều caffeine). Đối với dược phẩm thì tốn kém hơn và đề nghị dùng omeprazole và cisapride.[9],[12]. Bất kỳ bệnh nhi nào bị viêm xoang nặng đến mức không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu nên được xem như bị mắc chứng trào ngược dịch vị, trừ phi xét nghiệm cận lâm sàng phủ định và việc điều trị tốt trào ngược dịch vị lên mũi sẽ giảm tới 90% các ca viêm xoang nặng phải đưa vào phòng mổ.
Xử trí ban đầu : bắt đầu điều trị bằng PPI trong vòng 4 tuần
Quản lý dài hạn: điều trị bằng PPI trong vòng 4 tuần thành công sẽ giảm bậc đến liều thấp nhất để kiểm soát triệu chứng.
B.ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Khi nào cần xem xét phẫu thuật:
Phẫu thuật có thể được khuyến cáo nếu bạn có biến chứng GERD nghiêm trọng. Ví dụ, axit dạ dày có thể gây viêm thực quản. Điều này có thể dẫn đến chảy máu hoặc loét. Sẹo do tổn thương mô có thể làm hẹp thực quản và khó nuốt.
Phẫu thuật được chỉ định: khi bệnh nhân có bệnh trào ngược dạ dày vừa phải đến nặng có thể được ghi lại một cách khách quan (thường thông qua nghiên cứu pH 48 giờ dương tính). Ngoài ra, bệnh nhân thường có các triệu chứng ợ nóng và trào ngược dai dẳng mặc dù trải qua liệu pháp ức chế bơm proton.
Người bệnh bị viêm thực quản trào ngược được chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, có hoặc không có thoát vị cơ hoành kèm theo, đã được điều trị nội khoa đúng phương pháp trong ít nhất 6 tháng mà không đỡ.
Tài liệu tham khảo

 

1. Bonavina L, Saino G, Bona D, Sironi A, Lazzari V. One hundred consecutive patients treated with magnetic sphincter augmentation for gastroesophageal reflux disease: 6 years of clinical experience from a single center. J Am Coll Surg. 2013;217(4):577–585. [PubMed]
2. Ganz RA, Peters JH, Horgan S, et al. Esophageal sphincter device for gastroesophageal reflux disease. N Engl J Med. 2013;368(8):719–727. [PubMed]
3. Grant AM, Cotton SC, Boachie C, et al. REFLUX Trial Group. Minimal access surgery compared with medical management for gastro-oesophageal reflux disease: five year follow-up of a randomised controlled trial (REFLUX) BMJ. 2013;346 f1908. [PMC free article] [PubMed]
4. Jobe BA, Richter JE, Hoppo T, et al. Preoperative diagnostic workup before antireflux surgery: an evidence and experience-based consensus of the Esophageal Diagnostic Advisory Panel. J Am Coll Surg. 2013;217(4):586–597. [PubMed]
5. Niebisch S, Peters JH. Update on fundoplication for the treatment of GERD. Curr Gastroenterol Rep. 2012;14(3):189–196. [PubMed]
6.https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5753679/
7.https://journals.lww.com/ajg/Fulltext/2013/03000/Guidelines_for_the_Diagnosis_and_Management_of.6.aspx

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.

Whoops, looks like something went wrong.