Tóm tắt bệnh Đau thần kinh tọa

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Đau dây thần kinh hông

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân. Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1).

Triệu chứng

Hầu hết những người đau thần kinh tọa trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp thoái hóa cột sống.

Chẩn đoán

  • Đau âm ỉ ở lưng

  • Cảm giác nóng rát ở lưng

  • Đau lan xuống chân

  • Đau tăng khi cử động ở chân

  • Tê và ngứa ran ở chân

  • Chân tê yếu

Điều trị

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám lâm sàng. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định để xác định các nguyên nhân khác của các triệu chứng.

Tổng quan bệnh Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau thần kinh tọa là một bệnh rất phổ biến, thường gặp ở những người lao động chân tay, nam giới, độ tuổi từ 30-60.

Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một giảm sóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương (ngã dồn cột sống, khiêng vác nặng...).

Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách.

Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhất là sau động tác cúi xuống nâng vật nặng, nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa hoặc do các dị dạng bẩm sinh (quá phát mỏm ngang, gai đôi hay quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng cuối hay đốt sống cùng đầu tiên) hay thứ phát vùng cột sống thắt lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, ... viêm đốt sống do nhiễm khuẩn...).

Ngoài ra, yếu tố tâm lý hay làm việc trong tư thế xấu, gò bó, rung sóc, chấn thương, mang vác nặng ở tư thế sai là yếu tố thuận lợi thúc đẩy xuất hiện và tái phát của bệnh.

Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó, phải mang vác và lao động nặng hoặc vượt quá ngưỡng sinh lý như: công nhân bốc vác, công nhân mỏ, nghệ sĩ xiếc, bale, cử tạ... Nói chung, với các bệnh nhân làm nghề chân tay nặng nhọc hoặc hoạt động thể thao sẽ dễ xuất hiện và tái phát bệnh hơn.

Khi bệnh nặng, người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện. Có trường hợp đau dữ dội khiến người bệnh phải nằm về phía đỡ đau và không thể động đậy.

Điều trị bệnh

Để đỡ đau có thể nằm co chân lại hay nằm sấp. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư...) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng. Chỉ sau khi bệnh đã ổn định, người bệnh mới được dần dần vận động lại.

Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng.

Vật lý trị liệu

  • Trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt. Có thể dùng các biện pháp chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ.

  • Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (điều trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển). Người ta cũng áp dụng cả các phương pháp đông y như xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Thuốc

  • Bao gồm các thuốc chống viêm không steroid (voltarel, tilcotil, mobic...), các thuốc giảm đau (paracetamol, efferal-gan codein, di-antalvic), thuốc giãn cơ (mydocalm, decontractyl, myonal...), tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison.

  • Gần đây, người ta bắt đầu sử dụng laser để điều trị đau thần kinh tọa rất có hiệu quả. Một số ít trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị nội khoa 6 tháng mà không đỡ hay có biến chứng thì có thể phải phẫu thuật mới mong nhanh khỏi.

Các câu hỏi liên quan bệnh Đau thần kinh tọa