Tóm tắt bệnh Đẻ non

Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Sinh non

Theo tổ chức Y tế Thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện sớm 4 tháng trước ngày sinh dự kiến:

  • Cơn co tử cung thường xuyên: Những co bóp đầu tiên có vẻ làm căng bụng, bạn có thể có cảm giác qua các ngón tay.

  • Âm đạo sung huyết hoặc chảy máu.

  • Cơn co kiểu đau bụng kinh hoặc đau bụng.

  • Đau lưng nhẹ, âm ỉ.

  • Tiết dịch âm đạo: Đây có thể là nước ối, là dịch bảo vệ bao quanh thai nhi trong tư cung. Nếu có, nó là dấu hiệu màng bao quanh thai nhi bị vỡ. Nếu đã tiết dịch này, hãy đến khám bác sĩ.

  • Cảm giác tức vùng khung chậu, vì thai nhi đè xuống.

Chẩn đoán

  • Xét nghiệm mang thai để biết mình mang thai.

  • Trong quá trình mang thai cần thường xuyên siêu âm và trao đổi với bác sĩ nếu thấy hiện tượng lạ.

 

Tổng quan bệnh Đẻ non

Theo tổ chức Y tế Thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

Điều trị bệnh

Doạ đẻ non

  • Tuyến xã:

    • Nằm nghỉ tuyệt đối cho tới khi hết cơn co.

    • Tư vấn.

    • Cho: Salbutamol viên 2mg, ngậm 2 viên đến 4 viên/ngày (chia đều).

    • Không đỡ: Chuyển tuyến trên.

  • Tuyến huyện và tuyến bệnh viện chuyên khoa:

    • Liều tấn công: Nifedipin10mg, ngậm dưới lưỡi. Nếu còn cơn co,cứ 20 phút ngậm 1 viên, tổng liều không quá 4 viên.

    • Liều duy trì: Sau viên cuối của liều tấn công 3 giờ, dùng Nifedipin tác dụng chậm 20mg, uống 1 viên, cứ 6 giờ đến 8 giờ một lần.

    • Nếu Nifedipin thất bại, sau liều cuối 2 giờ có thể dùng Salbutamol. Phải theo dõi huyết áp sau khi dùng Nifedipin 15 phút. Chống chỉ định dùng khi huyết áp thấp (<90/50mmHg) Hoặc Salbutamol (như trên).

    • Cho Corticoid nếu trước đó chưa được dùng. (Lưu ý: Không điều trị doạ đẻ non cho thai từ 36 tuần trở lên)

Các câu hỏi liên quan bệnh Đẻ non