Tóm tắt bệnh Động kinh cục bộ phức tạp

Động kinh cục bộ phức tạp là động kinh cục bộ kèm theo suy giảm ý thức, trong đó người bệnh bị rối loạn khả năng nhận thức và đáp ứng đối với các kích thích bên ngoài, nguyên nhân là do sự phóng điện bất thường, quá mức và đồng thời của một nhóm các tế bào thần kinh ở một vùng vỏ não hoặc dưới vỏ tại một bên bán cầu. Động kinh cục bộ phức tạp thường bắt đầu bằng một cơn thoáng. Trong cơn động kinh, người bệnh mất ý thức và có thể có hành vi bất thường.

Triệu chứng

  • Trong cơn thoáng, các triệu chứng có thể bao gồm: ngửi thấy mùi khó chịu, ảo giác (thính giác, thị giác, vị giác), ký ức ảo giác, lo lắng, tim đập nhanh, chóng mặt và đổ mồ hôi.

  • Các triệu chứng của cơn lớn có thể bao gồm lặp đi lặp lại các chuyển động, nhai, môi chép, nhìn chằm chằm và giãn đồng tử.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ (EKG), điện não đồ (EEG).

  • Xét nghiệm máu.

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

Điều trị

Cần phối hợp nhiều loại thuốc để điều trị cơn động kinh cục bộ phức tạp. Một số loại thuốc thông thường là Carbamazepine (Tegretol), Phenytoin (Dilantin), Valproate (Depakote), lamotrigine (Lamictal), Oxcarbazepine (Trileptal), Gabapentin (Neurontin) và Topiramate (Topamax). Kích thích dây thần kinh phế vị (VNS) có thể được thực hiện với bệnh nhân trên 12 tuổi. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ thùy thái dương (khu vực não gây ra các cơn động kinh) có thể được tiến hành.

Tổng quan bệnh Động kinh cục bộ phức tạp

Điều trị bệnh

Các câu hỏi liên quan bệnh Động kinh cục bộ phức tạp