Phòng & Chữa Bệnh

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm

2021-12-29 01:08:54

Bệnh tiểu đường gây ra vô cùng nhiều những hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe của con người như: các bệnh lý tim mạch, tắc mạch não, bệnh thận, mù mắt,...

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm

Mở bài: Để kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường thì việc theo dõi chỉ số tiểu đường là cực kỳ quan trọng. Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm và có cách nào để ổn định được lượng đường huyết hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Tdoctor để được giải đáp thắc mắc bạn nhé. 

Một vài nét về bệnh tiểu đường

Một vài nét về tiểu đường

Insulin là một hormon vô cùng thiết yếu được tuyến tụy bài tiết đều đặn nhằm chuyển hóa đường. Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao do thiếu insulin mãn tính (do tụy bài tiết không đủ hoặc do insulin không hoạt động). 

Ở giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng diễn ra khá mơ hồ khiến người bệnh không nhận ra hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều tai biến nguy hiểm trên nhiều cơ quan khác nhau như: tim, thận, não, mắt. Đồng thời gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nên chúng ta rất cần biết chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm để chủ động phòng tránh. 

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu? 

Đường huyết (glucose máu) là một chỉ số ổn định để bảo đảm cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường. Nó giúp đánh giá và định lượng đường trong máu của một người. Kiểm tra glucose máu ở những thời điểm khác nhau cho kết quả: 

  • Thời điểm trước ăn từ 90 - 130 mg/dl (hay 5 - 7,2 mmol/l)
  • Sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng, glucose máu tăng lên độ 180 mg/dl (tức 10 mmol/l)
  • Trước khi đi ngủ từ 100 - 150 mg/dl ( hay 6 - 8,3 mmol/l). 

Định lượng đường huyết là yếu tố quyết định người bệnh có mắc đái tháo đường hay không. Bạn cũng hoàn toàn có thể tự theo dõi chỉ số đường huyết ở nhà dựa vào các mốc kết quả phía trên. 

Chỉ số đường huyết trong máu người tiểu đường? 

Chỉ số đường huyết bình thường

Những người mắc đái tháo đường sẽ có kết quả đo chỉ số glucose máu như sau: 

  • Đo khi đói (không ăn trong vòng 8 tiếng): nếu đo ở thời điểm này cho giá trị 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên tức là bạn đã mắc đái tháo đường. Để chắc chắn, bạn nên đo 2 lần liên tiếp nhau và đối chiếu kết quả do một số yếu tố mà kết quả này sẽ bị dao động. Nếu chỉ số đường huyết đo được ở lần sau dưới 110 mg/dl (hay 6,1 mmol/) thì nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ. 
  • Nếu khi đói đo ra chỉ số từ 110 - 126 mg/dl (hay 6,1 - 7 mmol/l) đồng nghĩa với bạn đang mắc hội chứng rối loạn đường huyết thời điểm đói. Đây thường là triệu chứng của tiền đái tháo đường. Theo thống kê các bệnh nhân có chỉ số như trên sẽ mắc tiểu đường sau 4-5 nữa. Do đó nên các bệnh nhân này cần nhận được sự tư vấn và điều trị với lộ trình phù hợp, tránh để xảy ra các biến chứng mới điều trị sẽ không còn hiệu quả. 

Giải pháp ổn định đường huyết không nên bỏ qua

Các giải pháp ổn định đường huyết

Bên cạnh việc theo dõi sát sao chỉ số đường huyết, sử dụng thuốc theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Người bệnh tiểu đường cần trang bị kiến thức về chế độ ăn uống, sinh hoạt. 

Về dinh dưỡng 

Người mắc đái tháo đường rất kỵ các thực phẩm chế biến từ tinh bột để hạn chế tăng đường huyết sau bữa ăn. Mặt khác, các sản phẩm có thành phần chất béo hay acid béo bão hòa cũng cần được tránh vì rất dễ gây tình trạng rối loạn chuyển hóa. 

Nên tích cực tiêu thụ các carbohydrate chuyển hóa chậm như: gạo lứt, bánh mì nguyên cám,... Đặc biệt không thể quên protein ở trong thành phần ăn. Đối với những người có chức năng thận bình thường, nên ăn tối thiểu 1 - 1,5 g đạm/ kg cân nặng/ ngày. Đối với người ăn chay nên thay thế bằng các loại đạm thực vật như: đậu phụ, lạc,...

Tập thể dục, thể thao 

Người tiểu đường nên vận động với cường độ vừa phải cùng các bài tập môn: yoga, thái cực quyền, đạp xe, bơi lội,... Ngoài ra đi bộ cũng là một hoạt động thể dục vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm thiểu stress, căng thẳng. Duy trì đi bộ 30 phút tới 1 giờ hàng ngày, 1 tuần đi 3 - 4 buổi giúp cải thiện tốt chỉ số đường huyết ở người tiểu đường. 

Sử dụng thực phẩm chức năng

Việc bổ sung thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên kiểm soát rất tốt chỉ số đường huyết. Tuy vậy các sản phẩm này không có công dụng thay thế những thuốc đặc trị. Hơn nữa người bệnh cũng cần tỉnh táo để lựa chọn được sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng. 

Trên đây là một số thông tin xoay quanh chỉ số đường huyết và chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm. Đây là một giá trị quan trọng giúp tầm soát và phát hiện bệnh lý tiểu đường. Từ đó đưa được hướng xử trí kịp thời trước khi xảy ra một số biến chứng nguy hại. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Tdoctor để được tư vấn trực tuyến từ các bác sĩ chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.