TDOCTOR: BS90128
Số nhận xét: 0
Số câu trả lời: 11

Tải app Tdoctor cho bệnh nhân Tải app Tdoctor cho bệnh nhân
QrCode ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch
Không có thông báo nào từ bác sĩ
Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

Chuyên khoa

Dịch vụ

Nơi công tác

Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

Kinh nghiệm

Khám và chữa bệnh về Cơ xương khớp, cột sống, bệnh lý thần kinh ngoại biên, tê tay, tê chân, chấn thương thể thao, đứt dây chằng chéo ở gối,Phẫu thuật cho bệnh nhân tại các bệnh viện theo yêu cầu và lịch hẹn của bệnh nhân cụ thể. Các phẫu thuật thường được tiến hành: Gãy xương- mổ kết hợp xương, mổ vạt da tái tạo mất da và mô mềm do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, mổ vi phẫu nối thần kinh, mổ vi phẫu nối mạch máu bị tai nạn, mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo ở gối, mổ thay khớp… và Các bệnh lý nằm ở vùng chi trên như gãy xương cánh tay, gãy xương cẳng tay, bàn tay, các bệnh lý viêm gân như tennis elbow, hội chứng ống cổ tay…. , Các bệnh lý nằm ở vùng chi dưới như gãy xương đùi, gãy mâm chày, gãy xương cẳng chân, gãy 2 mắt cá, và các bệnh lý viêm gân, bong gân… Cột sống: Các bệnh lý về thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng gây đau, tê tay, tê chân, thoát vị đĩa đệm… Chấn thương thể thao: Các bệnh lý liên quan tới hoạt động thể thao như đứt dây chằng chéo ở gối, rách sụn chêm, bong gân… Vi phẫu tạo hình thẩm mỹ: Các bệnh lý liên quan tới chấn thương đứt thần kinh, đứt mạch máu cần nối bằng kính lúp, kính hiển vi. Các tổn thương mất da ở tay, chân cần phải được ghép da, làm vạt da để che phủ lại. Các vấn đề liên quan tới thẩm mỹ ở mắt, mũi, ngực, bụng.

Quá trình đào tạo

  • Đại học y dược HCM

Giá tư vấn

10,000 Vnđ/Phút

  • ngô thị huyền trang

    Dạ e bị 9 tháng rồi, e k tập c ạ, e tự tập ở nhà ạ
    Dạ e bị 9 tháng rồi, e k tập c ạ, e tự tập ở nhà ạ
  • Bác sĩ Vũ Thị Hương

    cơ xương khớp, tai mũi họng nhi vs người lớn tại viện 103

    Vậy là do e ko tập Phục hồi chức năng, khi bị gãy xương đùi e tự tập sẽ khó hồi phục như trước được vì khối cơ ở đùi rất chăc, khỏe. E nên đi đến pk Phục hồi chức năng để khắc phục tình trạng này nhé
    Vậy là do e ko tập Phục hồi chức năng, khi bị gãy xương đùi e tự tập sẽ khó hồi phục như trước được vì khối cơ ở đùi rất chăc, khỏe. E nên đi đến pk Phục hồi... Xem thêm
  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Huyền Trang

    Theo mô tả của em, thì Bs Thạch thấy em có hạn chế tậm vận động ở khớp háng và khớp gối bên chân gãy.
    Em nên đi khám Bs chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, để đánh giá mức độ, và có hướng dẫn cụ thể cho em.
    Mô tả của Huyền Trang cũng chung chung quá, còn thiếu các dữ liệu quan trọng, như gãy xương đùi em được điều trị bằng phẫu thuật hay không, phẫu thuật được dùng đinh nội tủy hay là nẹp vít, hiện việc tái khám đã thấy lành xương hay chưa?
    Do đó, để có được chẩn đoán rõ ràng về tình trạng thực tế, mức độ lành xương, và có chế độ tập phù hợp, em cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình nhé em.

    Hi vọng những chia sẻ ở trên hữu ích với Huyền Trang. Chúc bạn khỏe!
    Chào Huyền Trang

    Theo mô tả của em, thì Bs Thạch thấy em có hạn chế tậm vận động ở khớp háng và khớp gối bên chân gãy.
    Em nên đi khám Bs chuyên khoa Chấn thương chỉnh... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào bạn Thời

    Bs Thạch đọc mô tả của bạn, thì biết Mẹ bạn đã gãy xương đòn, có mổ kết hợp xương rồi. và bạn cần biết thời gian nào có thể lấy dụng cụ ra được. Bạn có chưa rõ về thời gian sao lại lúc 6 tháng, lúc 1 năm.

    Bs Thạch chia sẻ với bạn các thông tin liên quan gãy xương đòn như thế này:
    Sau khi mổ kết hợp xương, thì người bệnh được tái khám, để theo dõi vết thương sau mổ, cũng như theo dõi quá trình lành xương
    Nhìn chung, sau 3 tháng thì có thể vận động vai bên mổ như bình thường được
    Việc lành xương sẽ là diễn tiến, tương đối lành lúc 6 tháng, lành tốt sau 10 tháng, và có thể kéo dài 12 tháng. Việc thời gian nào an toàn để lấy dụng cụ ra cho Mẹ bạn, cần có sự tái khám, và đánh giá cụ thể dựa vào tình trạng ổ gãy của Bác, để ra quyết định hợp lý

    Hi vọng những thông tin trên hữu ích với bạn Thời. Chúc bạn và Mẹ khỏe!
    Chào bạn Thời

    Bs Thạch đọc mô tả của bạn, thì biết Mẹ bạn đã gãy xương đòn, có mổ kết hợp xương rồi. và bạn cần biết thời gian nào có thể lấy dụng cụ ra... Xem thêm
  • Bác sĩ Vũ Thị Hương

    cơ xương khớp, tai mũi họng nhi vs người lớn tại viện 103

    còn phụ thuộc vào độ can xương của mẹ b, nếu như chưa can thì chưa tháo đc b ạ. sau mổ 2 tháng b có thể đi chụp lại phim và nhờ bác sĩ tư vấn
    còn phụ thuộc vào độ can xương của mẹ b, nếu như chưa can thì chưa tháo đc b ạ. sau mổ 2 tháng b có thể đi chụp lại phim và nhờ bác sĩ tư vấn
  • Bác sĩ Đỗ Văn Hải

    chuyên khoa bác sĩ ngoại chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tại Bệnh Viện hữu nghị Việt Đức

    thường với gãy xương chi trên chỉ định tháo dụng cụ sau 1 năm.tuy nhiên phải phụ thuộc vào lầm sàng và x quang đã liền xương chưa.còn tùy thuộc vào từng loại phương tiện kết hợp xương.bạn có thể gửi phim để bs xem trước nhé
    thường với gãy xương chi trên chỉ định tháo dụng cụ sau 1 năm.tuy nhiên phải phụ thuộc vào lầm sàng và x quang đã liền xương chưa.còn tùy thuộc vào từng loại phương... Xem thêm
  • Bác sĩ Đỗ Văn Hải

    chuyên khoa bác sĩ ngoại chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tại Bệnh Viện hữu nghị Việt Đức

    tháo dụng cụ kết hợp xương đối với gãy xương chi trên thường sau 1 năm.tuy nhiên cần phải phụ thuộc vào lâm sàng và xquang xương đã liền chưa đã và loại phương tiện kết hợp xương.bạn có phim chụp có thể gửi bs xem nhé
    tháo dụng cụ kết hợp xương đối với gãy xương chi trên thường sau 1 năm.tuy nhiên cần phải phụ thuộc vào lâm sàng và xquang xương đã liền chưa đã và loại phương tiện... Xem thêm
  • Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam

    chuyên khoa nội tổng quát thần kinh , Quản Lý Chuyên Môn của hệ thống Thẩm Mỹ Viện Hoàng Tuấn.

    thông thường, với xương quái xanh (xương đòn) thời gian tháo nẹp là 6-9 tháng. Tuy nhiên, có thể kéo dài hơn do tình trạng liền xương chậm của mẹ anh
    thông thường, với xương quái xanh (xương đòn) thời gian tháo nẹp là 6-9 tháng. Tuy nhiên, có thể kéo dài hơn do tình trạng liền xương chậm của mẹ anh

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Chị Thanh Lan

    Bs Thạch xem mô tả của Chị, thì hiểu rằng em bé 3 tuổi 4 tháng có gãy xương đùi, đường gãy ngang. Được cho xuyên đinh kéo tạ khoảng gần 2 tuần. Sau đó cho bó bột khoảng 6 tuần. Trong quá trình tái khám thì có thấy di lệch ổ gãy khoảng 20%, và theo mô tả của Chị thì ổ gãy đã có can xương lành. Câu hỏi của Chị tập trung vào việc cắt bột đúng thời điểm chưa? cắt bột ra tập đi có an toàn không? và lệch của chân bé như vậy có ảnh hưởng sau này hay không?

    Bs Thạch dựa vào các mô tả của Chị Thanh Lan, để hỗ trợ Chị, các thông tin như sau nhé:
    Việc bó bột thì 6 tuần cần phải cắt bỏ bột, đó là đúng thời điểm. Để lâu hơn, sẽ có hiện tượng cứng khớp, teo cơ.
    Ổ gãy đã có can xương, với trẻ em thì 8 tuần sau gãy can xương cũng đã cứng nhiều rồi (2 tuần kéo nắn+ 6 tuần bó bột), nên việc cho bé tập luyện lại có thể nói là an toàn, đúng chỉ định đó Chị.
    Việc di lệch 20%, ở trẻ em có hiện tượng tự điều chỉnh ổ lành xương, cơ thể bé khi lớn lên sẽ tự chỉnh các di lệch này, và trở nên tốt như bên đối diện, do đó, có thể yên tâm rằng sau này không ảnh hưởng gì. Dĩ nhiên, chúng ta cần tái khám để theo dõi thật sát sao quá trình lành xương hoàn toàn của bé, cũng như có điều gì không đúng như tiên lượng thì cũng sẽ phát hiện và xử trí kịp thời

    Việc khám bệnh cụ thể cháu bé, nhìn phim Xquang, sẽ cho bác sĩ nhiều thông tin hơn, là chỉ dựa vào mô tả của Chị Thanh Lan, nên Bs Thạch trả lời sơ bộ như vậy nhé Chị.

    Hi vọng những thông tin trên hữu ích với Chị Thanh Lan. Chúc Chị và cháu bé khỏe!
    Chào Chị Thanh Lan

    Bs Thạch xem mô tả của Chị, thì hiểu rằng em bé 3 tuổi 4 tháng có gãy xương đùi, đường gãy ngang. Được cho xuyên đinh kéo tạ khoảng gần 2 tuần. Sau... Xem thêm

Trả lời

  • Bác sĩ Vũ Thị Hương

    cơ xương khớp, tai mũi họng nhi vs người lớn tại viện 103

    Có thế cháu bị bong gân rồi nhé. nhắn tin riêng để tư vấn cụ thể hơn nhé.
    Có thế cháu bị bong gân rồi nhé. nhắn tin riêng để tư vấn cụ thể hơn nhé.
  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Minh Được

    Bs Thạch xem về mô tả, và hình ảnh, thì nhận thấy em đang có chấn thương ở vùng cổ chân
    Em nên chụp Xquang, để xem có tổn thương nứt hay gãy xương không nhé

    Về bong gân, Bs Thạch sẽ chia sẻ một số thông tin chi tiết hơn cho em, như sau:
    Vùng cổ chân là một phức hợp phức tạp của nhiều dây chằng, có vai trò hỗ trợ vững cổ chân và vận động của chúng ta
    Dây chằng bên ngoài: Gồm dây chằng sên mác, dây chằng gót mác, dây chằng sên mác sau
    Dây chằng bên trong, còn gọi tên khác là dây chằng Delta, gồm: Dây chằng chày thuyền, dây chằng chày gót, dây chằng chày sên sau, dây chằng chày sên trước
    Bao khớp cổ chân
    Dây chằng chày mác dưới trước và sau

    Bong gân chính là tổn thương của dây chằng, có thể là 1 dây đơn lẻ, nửa dây chằng (bán phần), hoặc nhiều dây chằng cổ chân.

    Độ I: Nhẹ, dây chằng bị kéo giãn, số lượng sợi của dây chằng bị rách khoảng 25%
    Dấu hiệu sưng đau nhẹ, không giới hạn vận động cơ- khớp, ấn vào thì bệnh nhân thấy đau tăng lên rất nhiều

    Độ II: Mức trung bình, dây chằng bị rách từ 25-75% số sợi trong dây chằng (nhìn phim MRI để biết mức độ rách này)
    Có thể nghe tiếng pực ngay khi chấn thương, báo hiệu có rách dây chằng, sau đó thì bệnh nhân thấy đau dữ dội, sưng bầm nhiều. Khám khớp cổ chân có thể thấy dấu hiệu mất vững

    Độ III: Mức nặng, đứt hoàn toàn dây chằng
    Dấu hiệu đau đớn rõ, khám thấy mất vững cổ chân

    Điều trị ban đầu
    Nghỉ ngơi: Ngừng vận động ngay lập tức, có thể dùng nẹp vải, nẹp bột cẳng bàn chân, nẹp hơi cổ chân để giữ ổn định cổ chân 24-72 giờ đầu
    Chườm lạnh: Việc này giúp co mạch, giảm chảy máu bên trong, giảm sưng, giảm viêm cấp tính
    Cách làm: Bỏ đá viên vào túi ni lông rồi rà lên vùng cổ chân trong 15 phút, lặp lại 3 lần. không làm quá lâu vì sẽ gây bỏng lạnh
    Băng ép: Biện pháp này giúp giảm chảy máu, giảm sưng, có thể thực hiện sau mỗi lần chườm lạnh. Quấn băng thun nhẹ nhàng, không quá chặt vì sẽ gây ứ máu, chèn thần kinh gây tê chân nhiều
    Kê cao chân: Giúp máu trở về tim nhanh, dễ hơn, giảm sưng, viêm. Khi nằm, kê cao 10cm là được, tương ứng với đặt chân lên gối.
    Những điều nên tránh:
    Tránh xoa bóp, tránh kéo nắn: Vì gây rách thêm dây chằng
    Tránh bôi dầu nóng: làm giãn mạch, tăng chảy máu, đau tăng lên nhiều

    Trên đây, là những điều cơ bản về bệnh bong gân cùng cổ chân. Để được khám chuyên sâu hơn, em cần gặp Bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, để được chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ tổn thương và có kế hoạch điều trị tốt. Tránh việc bỏ sót tổn thương (có nứt gãy xương kèm theo nhưng không phát hiện ra)

    Hi vọng những chia sẻ của Bs Thạch sẽ hữu ích cho Minh Được. Chúc em khỏe.
    Chào Minh Được

    Bs Thạch xem về mô tả, và hình ảnh, thì nhận thấy em đang có chấn thương ở vùng cổ chân
    Em nên chụp Xquang, để xem có tổn thương nứt hay gãy xương... Xem thêm
  • Bác sĩ Đỗ Văn Hải

    chuyên khoa bác sĩ ngoại chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tại Bệnh Viện hữu nghị Việt Đức

    đối với chấn thương thể thao vùng cổ chân thì giao đoan đầu tiên cần kê cao chân và chườm lạnh giảm đau chống viêm khoảng 2 tuần.qua giai đoạn này bạn cần đi khám bs để được tư vấn thêm nhé
    đối với chấn thương thể thao vùng cổ chân thì giao đoan đầu tiên cần kê cao chân và chườm lạnh giảm đau chống viêm khoảng 2 tuần.qua giai đoạn này bạn cần đi khám bs... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Hoàng Anh

    Bs Thạch xem mô tả ngắn gọn của Hoàng Anh, nhận thấy em đã được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước, và đi thấy hiện tượng lỏng gối (mất vững gối)

    Câu hỏi của Hoàng Anh là về chi phí, và thời gian hồi phục.
    Chi phí thì phụ thuộc vào các tổn thương, chỉ có mỗi đứt dây chằng chéo trước, hay đứt dây chằng chéo trước kèm rách sụn chêm, phẫu thuật cả 2 tổn thương cùng lúc hay không, hay đứt cả dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau. Về điều này, em cần được chẩn đoán rõ hơn, từ khám để xác định rõ có mất vững gối không, và chụp phim cộng hưởng từ (MRI) để xác định tổn thương của thành phần nào, mức độ: rách sụn chêm, đứt dây chằng chéo trước, đứt dây chằng chéo sau, đứt dây chằng bên trong- bên ngoài? Từ đó, sẽ có câu trả lời chính xác hơn về chi phí. Ngoài ra, mỗi bệnh viện với cơ sở vật chất khác nhau cũng có chi phí phục vụ khác nhau, như bệnh viện tư, chuẩn quốc tế, sẽ có chi phí cao hơn. Ví dụ ở bệnh viện Bs Thạch, thì nếu em bị đứt chỉ dây chằng chéo trước, mổ tái tạo dây chằng chéo trước, không có bảo hiểm y tế, thì chi phí dự kiến khoảng 32 triệu, nếu có bảo hiểm y tế, chi phí dự kiến khoảng 17 triệu. Dĩ nhiên đây là con số ước lượng, không phải con số chính xác, vì khi điều trị trực tiếp, sẽ còn trao đổi với em về các loại vật liệu (có chi phí khác nhau), sau mổ bệnh nhân cần nằm viện lâu hay không (chi phí sẽ đội lên nếu nằm viện lâu), và các loại thuốc sử dụng (chi phí tùy loại thuốc)

    Về thời gian lành thương. Thì với dây chằng chéo trước, đó là phẫu thuật tái tạo, có nghĩa được thay thế dây chằng đã đứt bằng dây chằng mới, có tính chất tương tự dây chằng cũ (tương tự không phải là giống hệt), nên cơ thể em sẽ trải qua các giai đoạn lành thương giữa dây chằng và xương, cùng với việc thích nghi với dây chằng mới (độ căng- giãn có khác biệt với dây chằng cũ). Thông thường, sau mổ tái tạo dây chằng, bệnh nhân được tập vật lý trị liệu với bài tập theo tiến độ thời gian, có nghĩa tuần đầu tập khác, và các tuần sau có chế độ tập khác, do bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Thời gian kéo dài sau mổ khoảng 6 tháng, thì người bệnh có thể trở lại mức vận động bình thường. Dĩ nhiên, mỗi người có mỗi sức khỏe và đáp ứng riêng, nên bác sĩ sẽ tái khám và theo dõi theo lộ trình để người bệnh được phục hồi nhanh nhất theo tình hình của riêng mình

    Hi vọng, những giải đáp của Bs Thạch hữu ích với em. Chúc Hoàng Anh khỏe!
    Chào Hoàng Anh

    Bs Thạch xem mô tả ngắn gọn của Hoàng Anh, nhận thấy em đã được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước, và đi thấy hiện tượng lỏng gối (mất vững... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Phương Thảo
    Bs Thạch nắm được từ mô tả của Thảo, thì Thảo đang có vết thương xây xát ở gối, mu bàn chân. Và đã được điều trị bằng kháng sinh, có uống giảm đau, nhưng 8 ngày qua chưa hiệu quả.
    Bs Thạch sẽ thảo luận các vấn đề của Phương Thảo như sau:
    Vết thương vùng khớp, sẽ bị tác động co giãn khi cử động, nên sẽ nhạy đau, hơn các nơi khác. Ở đây Thảo có vết thương gối và cổ chân, đó là lý do khi cử động sẽ thấy đau. Vậy nên giải pháp là hạn chế vận động lúc này, chờ lành thương, rồi hẵng vận động ở cường độ như bình thường
    Dùng kháng sinh, là loại thuốc để chống hiện tượng nhiễm khuẩn, ở đây là nhiễm khuẩn mô mềm. Nên nếu như vết thương của Phương Thảo đang khô ráo, lành từ từ, có nghĩa thuốc kháng sinh đang làm tốt nhiệm vụ của nó. Còn ngược lại, vết thương vẫn ướt, rỉ dịch, thì cần thay băng hàng ngày, và gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, để được chẩn đoán và sử dụng kháng sinh phù hợp, giúp lành thương, giảm chi phí điều trị, và đặc biệt tránh được nguy cơ tạo vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh- một điều nhức nhối đối với y khoa nước ta.
    Phương Thảo có uống giảm đau, nhưng chưa đỡ. Cơn đau của Thảo có nguồn gốc từ vết thương xây xát, chấn thương mô mềm, và có thể việc va đập làm các cấu trúc ở sâu như dây chằng, sụn chêm có tổn thương, nên chúng ta khó có thể nói chỉ nhìn vào vết thương ngoài da mà dự đoán cơn đau bao lâu thì hết. Thêm nữa, thuốc giảm đau có cơ chế tác động, và chủng loại khác nhau, cần được chẩn đoán cơn đau của mình từ nguồn gốc nào, để dùng thuốc cho phù hợp, thì mới đạt được yếu tố " dùng thuốc ít nhất- hiệu quả cao nhất". Do đó, nếu cơn đau từ từ dịu đi, thì dưỡng bệnh vài ngày tới. Còn nếu đau hơn, khó chịu, không thoải mái ở gối, mu chân, thì Thảo nên gặp bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để có chẩn đoán và điều trị thật hiệu quả cho trường hợp của mình
    Hi vọng những chia sẻ của Bs Thạch sẽ có ích với Phương Thảo. Chúc bạn vui và chóng khỏe!
    Chào Phương Thảo
    Bs Thạch nắm được từ mô tả của Thảo, thì Thảo đang có vết thương xây xát ở gối, mu bàn chân. Và đã được điều trị bằng kháng sinh, có uống giảm... Xem thêm
  • nguyễn thị phương thảo

    Dạ em cám ơn bác. Toa thuốc em gồm: paracetamol 500gr ( 1v x 2l) . Imefed 500gr/125gr ( 1v x 2l). Savi etoricoxib 30mg ( 1v x 2l). Katryspin 4.2mg ( 1v x 2l). Em uống toa này mà đau nhức khắp người. Vậy có phải bị tác dụng phụ không bác?
    Dạ em cám ơn bác. Toa thuốc em gồm: paracetamol 500gr ( 1v x 2l) . Imefed 500gr/125gr ( 1v x 2l). Savi etoricoxib 30mg ( 1v x 2l). Katryspin 4.2mg ( 1v x 2l). Em uống toa này mà đau nhức khắp người.... Xem thêm
  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Bs Thạch vừa đọc toa thuốc mà Thảo gửi.

    Thực sự thì tác dụng phụ nếu có ở toa này, sẽ là chóng mặt hoặc ợ chua, ợ hơi, cồn cào dạ dày.

    Không có tác dụng phụ gây đau khắp người từ toa này
    Nên Bs Thạch nghĩ rằng Thảo đang được điều trị chưa sát với chẩn đoán của mình, nên toa thuốc chưa hoàn thành nhiệm vụ. Nếu được, Thảo hãy ghé khám để có chẩn đoán rõ ràng, cùng với toa thuốc sát thực tế hơn. Để mau khỏe. Chóng quay lại công việc thường ngày hơn nhé
    Bs Thạch vừa đọc toa thuốc mà Thảo gửi.

    Thực sự thì tác dụng phụ nếu có ở toa này, sẽ là chóng mặt hoặc ợ chua, ợ hơi, cồn cào dạ dày.

    Không có tác dụng phụ... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Tiến Trọng
    Bs Thạch đọc mô tả của Tiến Trọng, và có vài điều muốn chia sẻ. Tiến Trọng đang có vấn đề về cơ xương khớp, do liên quan tới tính chất công việc phải ngồi lâu của mình. Bs Thạch sẽ đưa ra các thông tin tóm lược và giải pháp như sau để hỗ trợ Trọng có thể cải thiện sức khỏe và làm việc thật hiệu quả, không có ảnh hưởng về lâu dài:
    Ngồi một tư thế trong thời gian dài có thể làm mỏi cơ, căng cứng khớp và tăng áp lực lên sụn khớp. Cũng như giảm máu tưới cho hệ cơ xương khớp vì bị chặn, giảm lưu thông tuần hoàn.
    Giải pháp đơn giản là vận động, không tới mức gọi là luyện tập, chỉ cần không ngồi quá lâu là được
    Tiến Trọng chú ý khi đứng, đọc hoặc làm việc trước máy tính, hãy giãn cơ bằng cách thay đổi tư thế mỗi 15 phút, điều này sẽ giúp lưu thông máu, giảm áp lực tiêu cực lên hệ cơ xương khớp của mình

    Dành thời gian để vận động nhẹ
    Vận động giúp tim và phổi chúng ta khỏe mạnh, giảm được đau nhức
    Cố gắng sắp xếp 30 phút vận động mỗi ngày, có thể giúp tâm trạng chúng ta thoải mái, và gia tăng sức khỏe, các vận động có thể thực hiện như:
    Đi bộ, hay chạy bộ
    Chạy xe đạp
    Tập giãn cơ vùng thắt lưng
    Tập giãn cơ toàn thân
    Tập giãn cơ vùng cổ
    Các bài tập tăng sức bền cơ thể

    Ngoài ra, mình cần canh chỉnh tư thế ngồi đúng, như sau:
    Ghế ngồi và tư thế ngồi:
    Chiều cao lý tưởng của ghế ngồi làm việc là từ 40 cm- 50 cm
    Tuy nhiên, đó là con số chung, chúng ta nên để ý tới chiều cao mỗi người nữa để điều chỉnh ghế ngồi cho phù hợp
    Chỉnh chiều cao ghế: Chỉnh phù hợp khi mọi người ngồi, 2 chân để vừa chạm được cả bàn chân trên mặt phẳng nền nhà, gối gấp 90 độ. Nếu ngồi mà bàn chân còn đung đưa, thì nên để chiếc hộp nhỏ hay bậc để chân, hoặc là cuốn sách, để hỗ trợ bàn chân mình.
    Lưng ghế: Mục đích là hỗ trợ được lưng chúng ta, tư thế chuẩn của lưng ghế là hơi ngửa ra sau 10 độ
    Bệ tì tay: Nên có bệ tì, khi tay chúng ta ở tư thế nghỉ ngơi, khuỷu tay gập 90 độ, 2 tay để lên bệ tì để cảm thấy thoải mái
    Chiều sâu của phần nệm ghế: Thoải mái nhất là ở mức 40 cm- 60 cm. Khi lưng chúng ta tựa vào lưng ghế, nên có 5- 7 cm khoảng trống phía sau khoeo chân và ghế ngồi
    Cách ngồi ghế đúng tư thế.
    Vùng thắt lưng hơi cong về phía trước một chút là đúng
    Canh chỉnh tư thế đầu, sao cho 2 tai nằm ngay trên đường thẳng trục với vai là đúng
    Canh chỉnh lưng, sao cho 2 vai nằm trên trục thẳng với 2 bên hông, là đúng

    Hi vọng những chia sẻ ở trên của Bs Thạch có thể giúp ích cho Tiến Trọng.

    Chào Tiến Trọng
    Bs Thạch đọc mô tả của Tiến Trọng, và có vài điều muốn chia sẻ. Tiến Trọng đang có vấn đề về cơ xương khớp, do liên quan tới tính chất công việc... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Bác sĩ đọc được mô tả của em, thì hiểu rằng phần mô mềm ở chân của Anh bạn có kích thước lớn. Nhưng để khẳng định rằng phần mô mềm này là cơ, hay các bộ phận khác to ra (dây chằng, bọc hoạt dịch, bướu mỡ...) thì cần siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI), cùng với khám trực tiếp, để có thể chẩn đoán rõ là bộ phận nào đang bất thường, để đưa ra hướng khắc phục cụ thể. Nơi khám, bạn có thể tới bệnh viện Chấn thương chỉnh hình HCM, ở 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP HCM để khám
    Về việc bạn lên mạng tìm hiểu nhiều tới thu nhỏ cơ bắp, thì cần lưu ý rằng cơ là đơn vị vận động, cần có cơ để vận động khớp, vận động tay và chân, can thiệp làm nhỏ cơ, có thể là giảm số sợi thần kinh vận động cho cơ- thì cơ teo đi một phần, hoặc có thể thực hiện phẫu thuật một phần cơ bắp. Nhưng không thể chỉ qua vài dòng mô tả mà có được toàn cảnh quá trình điều trị, bạn cần đưa Anh trai đến khám và có lộ trình điều trị thích hợp nhé.
    Bác sĩ đọc được mô tả của em, thì hiểu rằng phần mô mềm ở chân của Anh bạn có kích thước lớn. Nhưng để khẳng định rằng phần mô mềm này là cơ, hay các bộ phận... Xem thêm

Trả lời

  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Về vấn đề đau vùng vai, cổ và vùng thắt lưng khi mang thai, đây là các bệnh thường xảy ra trong quá trình mang thai, và có thể nói ít nguy hiểm. Lý do của những cơn đau vùng này, là do khi mang thai, cơ thể người phụ nữ tăng tải trọng lên hệ cơ xương khớp, tăng cân khi mang thai, và thai nhi nằm ở trước bụng làm thay đổi tư thế cân bằng của cơ thể, gây mỏi cơ và đau. Hơn nữa, việc mang thai sẽ làm người phụ nữ thiếu hụt canxi do đã chuyển một phần qua em bé, đây cũng làm nguyên nhân gây đau. Nếu đau mức độ nhẹ, có thể chịu đựng được, thì cách xử lý là nghỉ ngơi nhiều, cơn đau sẽ dịu dần, sau khi sinh sẽ hết. Nếu đau ở mức không chịu đựng được, nên tới khám bác sĩ chuyên khoa sâu về Chấn thương chỉnh hình và Sản phụ khoa.
    Về vấn đề đau vùng vai, cổ và vùng thắt lưng khi mang thai, đây là các bệnh thường xảy ra trong quá trình mang thai, và có thể nói ít nguy hiểm. Lý do của những cơn đau vùng... Xem thêm
  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Về vấn đề đau vùng vai, cổ và vùng thắt lưng khi mang thai, đây là các bệnh thường xảy ra trong quá trình mang thai, và có thể nói ít nguy hiểm. Lý do của những cơn đau vùng này, là do khi mang thai, cơ thể người phụ nữ tăng tải trọng lên hệ cơ xương khớp, tăng cân khi mang thai, và thai nhi nằm ở trước bụng làm thay đổi tư thế cân bằng của cơ thể, gây mỏi cơ và đau. Hơn nữa, việc mang thai sẽ làm người phụ nữ thiếu hụt canxi do đã chuyển một phần qua em bé, đây cũng làm nguyên nhân gây đau. Nếu đau mức độ nhẹ, có thể chịu đựng được, thì cách xử lý là nghỉ ngơi nhiều, cơn đau sẽ dịu dần, sau khi sinh sẽ hết. Nếu đau ở mức không chịu đựng được, nên tới khám bác sĩ chuyên khoa sâu về Chấn thương chỉnh hình và Sản phụ khoa.
    Về vấn đề đau vùng vai, cổ và vùng thắt lưng khi mang thai, đây là các bệnh thường xảy ra trong quá trình mang thai, và có thể nói ít nguy hiểm. Lý do của những cơn đau vùng... Xem thêm

Trả lời

  • Bác sĩ TRƯƠNG VIẾT THÔNG

    chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình – Y học thể thao – Thần kinh cột sống – Cơ xương khớp – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại Bệnh viện Chấn

    Hình x quang mờ quá Bs không thấy được.
    Hình x quang mờ quá Bs không thấy được.
  • Loan Trần

    Ảnh này rõ hơn không ạ?
    Ảnh này rõ hơn không ạ?
  • ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

    Chuyên khoa Cột sống Cơ Xương Khớp tại Bệnh viện chấn thương chỉnh hình HCM

    Chào Loan Trần

    Bs Thạch nhìn Xquang em gửi, thì thấy em có gãy ở chỏm đốt 1 ngón 5 chân phải, đang lành. Trục xương đốt 1 ngón 5 trên Xquang thì thấy thẳng, tốt. Không có hiện tượng lệch trục xương
    Do đó, việc nhìn ngoài da, bàn chân có vẹo sang bên, có thể do mô mềm hay dây chằng co kéo. Điều này cần được khám bởi Bs chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để có chẩn đoán chính xác, thì mới đưa ra phương án cải thiện cho em được

    Việc đau nhức khi đi giày dép, nếu loại dép nào hiện tại làm em thấy dễ chịu hơn, hãy cứ dùng loại ấy, tránh dùng loại gây đau cho em, xương mới 3 tháng cũng là có dấu hiệu lành chứ chưa lành hoàn toàn đâu. Lành hẳn phải là 9 tới 12 tháng cơ. Nên em chưa vội chơi các môn thể thao vận động mạnh như chạy bộ hay cầu lông, tennis được, điều đó sẽ gây đau nhức thêm.

    Cần khám sâu hơn, em tới bệnh viện Chấn thương chỉnh hình HCM gặp các bác sĩ nhé.

    Hi vọng những giải đáp trên hữu ích với Loan Trần. Chúc em khỏe.

    Chào Loan Trần

    Bs Thạch nhìn Xquang em gửi, thì thấy em có gãy ở chỏm đốt 1 ngón 5 chân phải, đang lành. Trục xương đốt 1 ngón 5 trên Xquang thì thấy thẳng, tốt. Không có... Xem thêm

Trả lời

Nhận xét về ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch

Bạn đã sử dụng dịch vụ của ThS BS CK II Nguyễn Ngọc Thạch? Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn với cộng đồng.

Nếu bạn có câu hỏi về sức khỏe và chuyên môn, vui lòng chuyển sang trang Hỏi Bác sĩ để được tư vấn miễn phí.

Whoops, looks like something went wrong.