-
Thạc sĩ tâm lý Tạ Thị Thúy Gọi cho bác sĩ Chat với bác sĩ
Chào bạn. Vì những mô tả của bạn chưa đầy đủ thông tin, mình chưa biết bạn bao nhiêu tuổi, tần suất những trạng thái của bạn... Nên mình xin đưa ra một số gợi ý dựa trên thông tin bạn đưa ra nhé. Việc bạn dễ vui và dễ cười, thích nói chuyện với bạn bè hơn so với người lớn, dễ tức giận khi bị chế giễu hoặc bị phản bác lại ý kiến là những phản ứng tâm lý bình thường, hầu hết mọi người có thể có tùy vào giai đoạn, tình huống, tùy vào mối quan hệ. Để biết thực sự có phải là "nhạy cảm quá" hay không thì bạn có thể đánh giá xem nó có ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh hay không. Để khắc phục, điều đầu tiên là bạn nên dành thời gian cho mình, học cách nhận biết để thấu hiểu những cảm xúc nóng giận, tức giận (phía dưới thường là những tổn thương chưa được chăm sóc) của mình, xem nó xuất phát từ những tình huống cụ thể nào hay mô thức hành vi nào của mình. Những suy nghĩ, quan điểm nào phía dưới cảm xúc nóng giận, sự kỳ vọng nào chưa được thỏa mãn? Cảm xúc là năng lượng. Khi không được hiểu và chăm sóc, sẽ dẫn đến ứ đọng và tắc nghẽn. Bạn có thể học cách lắng nghe và trò chuyện với em bé bên trong mình. Đồng thời, nuôi dưỡng những thói quen tích cực hàng ngày trong những lúc bạn chưa tức giận. Khi các thói quen đó được thực hiện đều đặn, bạn sẽ có thể ứng phó tốt hơn cho những tình huống gây nóng giận. Không thể "loại bỏ" hoàn toàn nóng giận, chỉ có thể thích ứng và chuyển hóa dần. Cảm xúc "nóng giận" không xấu, nhưng làm sao để mình hiểu nó, chuyển hóa nó giúp ích cho mình là đích hướng đến. Trong phạm vi trả lời ngắn, mình chỉ có thể đưa ra 1 số gợi ý như vậy. Chúc bạn bình an và mọi điều tốt lành!