Nhi

Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không?

2021-10-15 15:55:40

Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch yếu ớt chưa đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh do đó dễ mắc các nhiễm trùng sơ sinh bởi nhiều tác nhân. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời rất dễ gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của trẻ, có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không? Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn bởi bác sĩ Đoàn Thị Khuyên – bác sĩ nhi khoa thuộc đội ngũ Tdoctor.

Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không? Đó là câu hỏi rất thường gặp của các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ. Trẻ sơ sinh rất dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch của trẻ (hệ thống bảo vệ của cơ thể) còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là ở trẻ sinh non thiếu tháng. Nhiễm trùng sơ sinh chiếm tới 20% các bệnh ở trẻ sơ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh. Tuỳ vào mức độ nhiễm trùng, cơ quan bị tổn thương mà trẻ phải được nhập viện, điều trị kháng sinh, truyền dịch và thở oxy,...

Hiểu về nguyên nhân nhiễm trùng sơ sinh 

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn từ trong bào thai, trong lúc sinh hoặc ngay sau khi sinh. 

Đa số trẻ sơ sinh nhiễm các virus herpes, virus thuỷ đậu. Các virus này có thể gây các biến chứng nghiêm trọng đối với trẻ. Các virus này vào máu của trẻ qua người mẹ bị nhiễm virus hoặc qua việc tiếp xúc với người mắc bệnh sau khi sinh.

Mặt khác, vi khuẩn vào máu hoặc phổi của trẻ do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống trong đường sinh dục của người mẹ trong lúc đi qua khi sinh.

Dấu hiệu của nhiễm trùng sơ sinh 

Cha mẹ để ý trẻ có những triệu chứng sau để nghi ngờ trẻ mắc nhiễm trùng sơ sinh: 

  •  Thở nhanh gấp hoặc khó thở rên rỉ, có khi ngưng thở
  •  Bỏ bú hoặc bú kém, bụng chướng to, nôn ó
  • Lờ đờ, giảm chú ý
  • Sốt hoặc lạnh ngắt
  • Quấy khóc dai dẳng
  • Phát ban 
  • Thóp cứng
  • Ngủ li bì hoặc không ngủ 

Những dấu hiệu trên đáng lo ngại hơn nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi. Cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có những triệu chứng bất thường kể trên. 

dấu hiệu nhiễm trùng trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng sơ sinh có nguy hiểm không? 

Đây là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Như đã nói ở trên, mọi nhiễm trùng sơ sinh nếu không được can thiệp điều trị kịp thời đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi ở giai đoạn sau sinh, mọi cơ quan của trẻ đều đang phát triển rất nhanh. Mỗi gián đoạn trong sự phát triển này đều khiến trẻ phải chịu những biến chứng hô hấp, tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, và các cơ quan khác. Một số trường hợp trẻ có thể tử vong. 

Làm sao để phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ

Để trẻ ra đời khỏe mạnh, cha mẹ cần chuẩn bị tốt những điều kiện sau đây: 

  •  Bà mẹ cần điều trị tốt những bệnh lý về đường tiết niệu mình trước khi sinh. Ngoài ra cần được tiêm chủng ngừa đầy đủ đồng thời trong thời gian mang thai cần đến các cơ sở y tế thực hiện thăm khám định kỳ. 
  • Dinh dưỡng cho bà mẹ trước và trong thời gian mang thai cũng là một lưu ý rất quan trọng. Nếu bà mẹ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ trẻ sinh ra có sức đề kháng kém là rất cao.
  • Đảm bảo vệ sinh cho mẹ bầu
  • Xử trí đúng đắn trong những trường hợp vỡ ối, sinh non, tránh để bà mẹ chuyển dạ lâu.
  • Tránh những nhiễm trùng cho trẻ trong chăm sóc sau khi sinh bằng việc rửa tay sạch sẽ, giữ môi trường thoáng mát vệ sinh
  • Chăm sóc da, mắt, rốn trẻ  
  • Để trẻ bú sữa mẹ vì trong thành phần sữa mẹ chứa nhiều kháng thể IgA, bổ sung lượng kháng thể cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. 

Nhiễm trùng sơ sinh điều trị trong bao lâu 

Để chẩn đoán được chính xác trẻ mắc nhiễm trùng sơ sinh, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc dịch não tuỷ. Khi kết quả xét nghiệm trả về cho biết loại vi khuẩn hoặc virus trẻ đã mắc, bác sĩ làm kháng sinh đồ. Trẻ sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ tại cơ sở y tế. 

Đối với các nhiễm trùng thông thường chưa gây ra biến chứng có thể chỉ cần điều trị trong vài ngày. Tuy nhiên khi xảy ra biến chứng cần điều trị với phác đồ dài hơn như: 

  • Nhiễm trùng máu: bác sĩ sẽ thực hiện điều trị kháng sinh cho trẻ trong khoảng 10 ngày
  • Viêm màng não mủ: bác sĩ điều trị kháng sinh cho trẻ trong khoảng 2-3 tuần.
  • Tụ cầu vàng: bác sĩ điều trị cho trẻ bằng cách loại kháng sinh trong khoảng 3-6 tuần, khuyến cáo không dùng nhóm Aminosid quá 7 ngày
  • Viêm phổi : thời gian hồi phục nhanh hơn, bác sĩ điều trị kháng sinh cho trẻ trong khoảng 7 ngày.

Nhiễm trùng sơ sinh là bệnh nguy hiểm được các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó các bậc phụ huynh cần quan sát kĩ các triệu chứng của trẻ, có dấu hiệu lạ nên đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, cha mẹ hãy liên hệ ngay với Tdoctor để nhận được tư vấn cùng với dịch vụ thăm khám trực tuyến nhanh chóng nhé. 

Bác sĩ Đoàn Thị Khuyên - Chuyên khoa nội và nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thiên Đức.

Trò chuyện cùng Bác sĩ của chúng tôi TẠI ĐÂY

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.