Phòng & Chữa Bệnh

Giải đáp thắc mắc quả phật thủ có ăn được không?

2021-11-30 14:38:46

Quả phật thủ thuộc họ Cam chứa nhiều thành phần và hoạt chất giúp chữa bệnh về dạ dày, viêm họng, viêm phế quản,... Do vậy trong Đông Y quả phật thủ thường được sử dụng làm thuốc để chữa bệnh. Quả phật thủ có tính ấm, có chút đắng và chua còn giúp giảm chứng đầy bụng, ăn không tiêu hiệu quả.

Giải đáp thắc mắc quả phật thủ có ăn được không? Giải đáp thắc mắc quả phật thủ có ăn được không?

 

Ta thường thấy quả phật thủ thường được bày biện trên các mâm cúng ngày Tết, ít ai biết rằng đây cũng là một vị thuốc chữa bệnh trong dân gian. Với nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, quả phật thủ thường được ứng dụng điều trị bệnh về tiêu hóa, phế quản. Vậy quả phật thủ có ăn được không và cách dùng quả phật thủ chữa bệnh ra sao là đúng, mời quý bạn đọc cùng TDOCTOR tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Đặc điểm sinh học của quả phật thủ

Quả phật thủ có tên khoa học là Citrus medica L.var.sarcodactylis Swingle, thuộc họ nhà Cam và thường có tên gọi khác là phật thủ cam, phật thủ phiến,… Hình dạng trái phật thủ lạ lùng, phần trước của quả có phân tách thành hình bàn tay và ngón tay thon dài được ví như bàn tay Phật. 

Quả có màu vàng hay màu xanh sẫm, phần thịt quả không có nước, xốp và không đắng. Có thể sử dụng cây phật thủ trong các liều thuốc dân gian dùng để chữa bệnh.

Trái phật thủ thường được trưng bày trên bàn thờ dịp lễ tết

Quả phật thủ là vị thuốc chữa bệnh?

Trong quả phật thủ chứa nhiều hoạt chất và thành phần tốt cho sức khỏe nên thường được ứng dụng vào các vị thuốc chữa bệnh dân gian, thuốc Đông Y để chữa bệnh về tiêu hóa, gan, viêm họng,.. vô cùng hiệu quả, cụ thể:

1.Những đối tượng có thể dùng quả phật thủ để chữa bệnh

Những trường hợp có thể sử dụng các phương pháp điều trị bệnh bằng quả phật thủ bao gồm:

  • Bệnh nhân có vấn đề đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng ợ chua và nôn mửa, đầy bụng.
  • Người bị ho, đờm, viêm họng, viêm phế quản.
  • Người đau tức vùng ngực và có huyết áp cao.

2. Điều trị bệnh dạ dày, gan nhờ quả phật thủ

Cách 1: Dùng 4-8 cùi quả phật thủ khô hãm 15 phút cùng nước trà xanh, uống mỗi ngày.

Cách 2: Cân 15 - 20 gam phật thủ khô thái mỏng, sắc với nước uống khi còn nóng mỗi ngày.

Cách 3: Trong Đông Y phối hợp 10 gam dược liệu phật thủ tươi với, 6 gam thanh bì, 15 gam sa nhân, 5 gam ô dược, 5 gam tiêu lốp, 15 gam bạch thược, 4 gam cam thảo sắc với nước và uống.

3. Dùng phật thủ chữa bệnh chủ về viêm phế quản, viêm họng

Chữa bệnh ho đờm bằng quả phật thủ ta có hai cách:

  • Cách 1: phần vỏ, thịt quả xắt nhỏ và nhai trực tiếp, nuốt từ từ sẽ có hiệu quả tiêu đờm và trị ho.
  • Cách 2: Cân 30 gam phật thủ tươi đi hãm với 15 gam đường phèn, sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày.

Trường hợp viêm phế quản:

Cách làm: cho 6 gam phật thủ khô, 6 gam bán hạ chế tẩm gừng đã sao vàng, sắc cùng 400ml nước cho còn 200ml thì thêm đường phèn, chia làm 2 lần/ngày uống.

Dùng phật thủ chữa ho ở trẻ em

Cách làm: phật thủ thái mỏng, trộn cùng mạch nha, mật ong sắc cách thủy cho mềm nhừ. Trẻ bị ho trên 1 tuổi có thể dùng từ 1-2 muỗng cà phê giúp giảm ho hiệu quả.

Phật thủ tươi giúp chữa ho, đờm hiệu quả

Chữa chứng đau bụng, đau bụng kinh

Cách 1: 25 gam phật thủ tươi, 5 gam gừng, 5 gam đương quy hòa cùng 25ml rượu gạo, 100ml nước đun sôi và chia liều ra uống dần theo ngày.

Cách 2: 10 gam phật thủ khô sắc cùng với 20 gam gạo tẻ rang đều, sắc lấy 700ml nước thuốc uống 2 đến 3 lần trong ngày.

Giải đáp về câu hỏi quả phật thủ có ăn được không?

Quả phật thủ là một loại trái cây vô hại, lành tính. Đối với những loại trái được trưng bày mâm Tết thì bạn cần đề phòng trái đã bị phun thuốc để có hình dạng và màu sắc bắt mắt, tránh không ăn những loại quả này.

Trong Đông y thì quả phật thủ được lựa chọn từ những cơ sở uy tín và chất lượng làm nguyên liệu làm thuốc. Trong việc lựa chọn cơ sở chữa bệnh bằng thuốc Đông y cũng phải đặt tính uy tín, an toàn của người bệnh lên hàng đầu.

Quả phật thủ có ăn được không?

Với nỗi băn khoăn của nhiều người rằng Quả phật thủ có ăn được không thì câu trả lời là không. Trước hết phần bên trong quả hoàn toàn rỗng ruột, chỉ là lõi xốp không có nước; các nguyên liệu làm thuốc cũng chỉ lấy phần xơ, phần vỏ để chế biến, phối hợp trong các bài thuốc dân gian. Trên thị trường cũng đã xuất hiện mứt phật thủ đã qua chế biến vô cùng ngon mắt và lạ miệng.

Những lưu ý xoay quanh vấn đề sử dụng trái phật thủ

Với những công dụng tuyệt vời mà quả phật thủ đem lại, chúng ta có thể hoàn toàn áp dụng chúng vào đời sống. Tuy nhiên loại thảo dược này cũng tồn tại những lưu ý sử dụng để phòng ngừa những rủi ro, tác dụng không mong muốn như:

  • Thảo dược trước khi chế biến, sử dụng cần được rửa sạch, ngâm với muối loãng để làm sạch. Người bệnh muốn áp dụng phương pháp điều trị Đông y bằng quả phật thủ cần chú ý cơ sở chữa bệnh có uy tín, an toàn hay không tránh tiền mất tật mang.

Lựa chọn cơ sở Đông y sử dụng phật thủ uy tín chất lượng

  • Những quả phật thủ được thờ, cúng quá lâu sẽ dễ bị thối ở trong. Tuy nhiên những loại này khó ứng dụng được vì chúng có nguy cơ bị ngấm thuốc bảo vệ thực vật để giữ hình thức đẹp mắt.
  • Người có chứng âm hư, bị nhiệt không nên sử dụng quả phật thủ.

Trên đây là một số tìm hiểu về quả phật thủ có ăn được không, dùng quả phật thủ chữa bệnh ra sao là đúng đắn. Hy vọng bạn đọc đã được giải đáp thắc mắc của mình. Mọi vấn đề tư vấn sức khỏe có thể gửi câu hỏi trực tiếp đến các bác sĩ đầu ngành trên hệ thống TDOCTOR  TẠI ĐÂY

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0937454785 / 0349444164 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.