Phòng & Chữa Bệnh

SỐT Ở TRẺ EM - NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT

2021-05-18 18:58:15

Sốt thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc đơn thuần là phản ứng miễn dịch của cơ thể. Sốt cao có thể gây biến chứng co giật ở trẻ em. Hiểu về sốt để có cách xử lý kịp thời và biết khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ là điều các bậc phụ huynh cần nắm rõ.

SỐT Ở TRẺ EM - NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT SỐT Ở TRẺ EM - NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN BIẾT

1. Sốt là gì?

Sốt là hiện tượng gia tăng thân nhiệt hơn mức bình thường (cần phân biệt với một số trường hợp tăng thân nhiệt do ngoại cảnh, do sốc, do bệnh lý liên quan đến khả năng điều nhiệt của vùng dưới đồi). Sốt thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc đơn thuần là phản ứng miễn dịch của cơ thể. Sốt cao có thể gây biến chứng co giật ở trẻ em.

2. Phân loại sốt:

Phân độ sốt:

- Sốt nhẹ: nhiệt độ giao động từ 37.5 độ C - < 38 độ C

- Sốt vừa: nhiệt độ giao động từ 38 đến 39 độ C

- Sốt cao và rất cao: nhiệt độ > 39 độ C

Phân loại thời gian sốt:

- Sốt ngắn: sốt kéo dài không quá 7 ngày

- Sốt dài: sốt kéo dài từ 14 ngày trở lên

Phân loại kiểu sốt:

- Sốt dạng cao nguyên (sốt cao liên tục): sốt cao giao động từ 39 độ C – 40 độ C nhiệt độ chênh lệch giữa những lần sốt từ 0.5 độ C - 1 độ C, không hạ thân nhiệt về mức bình thường được. Ví dụ: sốt xuất huyết, sốt siêu vi giai đoạn toàn phát,…

- Sốt dao động: nhiệt độ sốt trong ngày chênh > 1 độ C. Ví dụ: sốt do nhiễm khuẩn hô hấp,…

- Sốt có tính chất chu kỳ: sốt cách nhật, hoặc sốt vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Ví dụ: Lao, Sốt rét,... 

- Sốt hồi quy: là những đợt sốt liên tục kéo dài vài ngày rồi ngưng vài ngày, sau đó tái sốt lại liên tục. 

Sốt có thể khởi phát đột ngột, từ từ hoặc tương đối đột ngột.

3. Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ vì sốt?

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi có sốt.

- Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi sốt cao hoặc sốt kéo dài trên 2 ngày.

- Trẻ có co giật do sốt.

- Trẻ sốt kéo dài trên 7 ngày, cho dù chỉ sốt nhẹ ngày 1 lần.

- Trẻ có sốt và kèm theo triệu chứng của bệnh như: sợ ánh sáng, đau đầu dữ dội, phát ban ở da, đại tiện phân nhầy có máu, ho nhiều,…

- Trẻ có sốt trên nền có bệnh mạn tính như ung thư, lupus,…

4. Xử lý hạ sốt tại nhà:

- Lau ấm: là phương pháp xử lý ban đầu đối với trường hợp sốt nhẹ, hoặc dùng hỗ trợ cho trường hợp sốt cao đã được dùng thuốc hạ sốt. Sử dụng nước ấm để lau, vắt khăn ráo nước, lau ấm ở vùng trung tâm cơ thể (nách, lung, bụng, bẹn và đầu). Lưu ý: không nên sử dụng khăn còn thấm nhiều nước để lau ấm, không đắp khăn vùng trán, không để trẻ nằm trên vùng ẩm ướt do quá trình lau ấm bằng khăn không ráo nước vì các receptor nhiệt trên da sẽ cảm nhận lạnh từ nước đọng lại làm trẻ sẽ tăng thân nhiệt hơn.

- Hạ sốt: sử dụng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trẻ đo được từ 38.5 độ C (đã cộng thêm 0.5 độ C). Thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ là Paracetamol (acetaminophen), liều dùng 10 – 15mg/kg/lần, tối đa 5 lần/ngày. Có thể sử dụng đường uống hoặc hậu môn.

- Uống nhiều nước, có thể dùng nước trái cây, nước lọc, không nhất thiết sử dụng oresol

- Phối hợp lâu ấm với thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao từ 40 độ C trở lên.

Hãy tham gia gruop "CHĂM SÓC TRẺ KHOA HỌC" để cập nhật được nhiều kiến thức chăm sóc trẻ và nhiều món quà nho nhỏ từ bác sĩ Tú Anh. 

Liên hệ Ths.Bs Đặng Thái Tú Anh

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.