Tim Mạch

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân là gì, cách điều trị

2021-11-07 17:47:48

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch là biểu hiện việc giảm chức năng đưa máu về tim. Nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ gây khó khăn khi đi lại, bất tiện cho cuộc sống hằng ngày. Tdoctor chỉ ra cho bạn các dấu hiệu và cách điều trị bệnh ở bài viết sau.

Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân là gì, cách điều trị Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân là gì, cách điều trị

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Bạn có thể hiểu đây là tình trạng các tĩnh mạch ở chân sưng phồng.Thường có màu xanh, nổi lên và nhìn thấy được qua da. Khi gặp triệu chứng này mà không điều trị kịp thời, lâu dần nó sẽ chuyển biến xấu làm đau mỏi và gây ra các bệnh ngoài da. Suy giãn tĩnh mạch không quá nguy hiểm nhưng bạn nên hiểu về nó để trang bị thêm kiến thức cho mình. Cùng TDOCTOR tìm hiểu ở bài viết sau nhé.

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch do đâu 

Ở chân có 3 tĩnh mạch là tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở tĩnh mạch nông, nằm gần với da nhất. Khi ngồi hoặc đứng quá lâu, máu ở tĩnh mạch bị dồn ứ làm tăng áp lực vào tĩnh mạch làm chúng bị kéo căng và gây ra tình trạng trên. Đa số bệnh này gặp ở nữ giới nhiều hơn nam. Nguyên nhân chính do sự thay đổi hormone khi mang thai, trong giai đoạn mãn kinh và thói quen đi giày cao gót, vắt chéo chân…

Suy giãn tĩnh mạch do di truyền

Bên cạnh đó suy giãn tĩnh mạch còn có thể gây ra bởi các nguyên nhân:

  • Di truyền: theo nghiên cứu có đến 80% bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân có cha mẹ cũng bị bệnh này.
  • Do có bệnh lý sẵn: bị tim, nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật,...
  • Người thừa cân áp lực dồn lên chân.
  • Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, rượu bia, ít ăn chất xơ, vitamin
  • Phụ nữ mang thai, thường đi giày cao gót.
  • Người ít vận động, đứng ngồi quá nhiều.

Biểu hiện khi bị giãn tĩnh mạch

Những biểu hiện của người giãn tĩnh mạch khá mơ hồ, không rõ ràng để có thể sớm phát hiện được. Chính vì thế bạn càng cần phải nắm được các dấu hiệu của bệnh giúp phát hiện kịp thời có cách điều trị. Bạn hãy nhớ rõ các biểu hiện của bệnh cụ thể gồm: 

chân nổi gân xanh lên da khi giãn tĩnh mạch

  • Trong nhà có người thân đã từng bị bệnh này bạn cũng cần để ý bản thân bởi khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn 2 lần người thường.
  • Sau khi ngồi quá lâu, chân có cảm giác tê cứng, sưng lên, cảm giác mỏi, đau nhức.
  • Tĩnh mạch giãn ra, phình lên, chạy dọc bắp chân lên đến đầu gối, nổi ngoằn ngoèo lên mặt da. Tĩnh mạch nổi có màu xanh, cũng có khi là màu hơi đỏ. 
  • Phần bắp chân hay bị tê, cảm giác châm chích, bị chuột rút nhất là vào ban đêm.
  • Da bị khô, nóng, mỏng hơn da người bình thường. 
  • Đôi khi bị lở loét, nhiễm trùng phần mắt cá chân. 
  • Người bị nặng còn cảm thấy tức ngực, khó thở do tĩnh mạch bị chèn ép gây nên. 

Khi bị giãn tĩnh mạch chân nên ăn gì? 

Tất nhiên người bị giãn tĩnh mạch cần lưu ý chế độ ăn uống hằng ngày. Nên ăn nhiều chất xơ, vitamin, rau quả. Các loại rau đặc biệt nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày là súp lơ xanh, cải, măng tây...hỗ trợ điều trị cho người bệnh rất tốt. Đồ ăn giàu flavonoid: trà xanh, việt quất, rau diếp cá,...nó có tác dụng làm vững chắc thành mạch chân. Bên cạnh đó cần uống nhiều nước khoảng 2 lít/ ngày và thay đổi tùy cơ thể mỗi người. 

Bổ sung chất xơ và giàu xanh

Nếu trên là nhóm các thực phẩm nên ăn thì dưới đây là nhóm thực phẩm cần tránh cho người giãn tĩnh mạch. Người bệnh hạn chế ăn đồ mặn, đồ ăn nhiều đường, không sử dụng thuốc lá, uống rượu, bia đồ có cồn, chất kích thích...Việc sử dụng sản phẩm này làm người bệnh bị nặng hơn, khó bình phục vì thế nên tuyệt đối không được sử dụng.

Hướng dẫn cách điều trị 

Khi cảm thấy bản thân hoặc người xung quanh có biểu hiện trên nghi ngờ bị giãn tĩnh mạch chân. Việc đầu tiên là đến ngay cơ sở y tế khám bệnh, xác định đúng tình trạng mình đang gặp phải là gì. Quá trình điều trị tùy thuộc vào mức độ, diễn biến bệnh theo chỉ dẫn bác sĩ. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào là tốt nhất, kết quả điều trị nhanh hay chậm do cơ địa mỗi người. 

Trong quá trình chữa trị cần sự kết hợp giữa bác sĩ và người bệnh. Người bệnh cần có kiến thức về bệnh mình gặp phải kiên nhẫn và tuân thủ yêu cầu bác sĩ. Có nhiều phương pháp chữa trị suy giãn tĩnh mạch, phổ biến nhất là phẫu thuật, cắt đốt laser, sử dụng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Trên thị trường đang phổ biến hai loại thuốc điều trị một là viên uống  Leg Veins và kem bôi ngoài da Varikose, Vein Care. Đây đều sản phẩm an toàn đã được kiểm chứng. Bên cạnh đó còn rất nhiều loại thuốc khác được bán hiện nay. Điều trị bằng thuốc sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với điều trị tại bệnh viện nhưng phải được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. 

Với các thông tin TDOCTOR chia sẻ trên, bạn đã hiểu phần nào về suy giãn tĩnh mạch chân là gì? Việc xác định bệnh, chẩn đoán điều trị sớm là vấn đề cực kì quan trọng bạn không nên lơ là. Để lại các thắc mắc, lo lắng của bạn qua hỏi đáp miễn phí của Tdoctor đội ngũ y bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn. 

Bác sĩ Trần Hà Phương - bác sĩ khoa tim mạch bệnh viện hữu nghị Việt Đức.

  • TDOCTOR: 90011
    Chuyên lĩnh vực ghép tim, ghép phổi, ghép gan tại Trung tâm Ghép tạng của BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
    Địa chỉ: Hà Nội
    Nơi công tác: BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

    Giờ làm việc: 24h/7

    10000 Vnđ/Phút

  • 0 bình luận

    Gửi ý kiến bình luận
    Xem thêm
    Rất hữu ích Rất hữu ích
    Hữu ích Hữu ích
    Bình thường Bình thường

    Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

    hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
    Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
    Trân trọng.

    Whoops, looks like something went wrong.