Tâm lý
Tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn bị ảnh hưởng ra sao?
Mỗi năm, có hơn một triệu trẻ em có bố mẹ ly hôn và chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Những phản ứng và tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn sẽ được đánh giá dựa trên từng độ tuổi và hành vi của con trẻ lúc đó. Tùy vào từng độ tuổi, cha mẹ nên có những chuẩn bị tinh thần để trẻ không bị khủng hoảng sau sự đổ vỡ của cha mẹ.
Những cặp vợ chồng đã có con luôn quan ngại tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn sẽ phản ứng ra sao. Do vậy, việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tổn thương tinh thần cũng như giữ được tình cảm gắn bó thân thiết đối với cha mẹ và con cái. Cùng TDOCTOR tìm hiểu vấn đề tâm lý này qua bài viết dưới đây.
1. Diễn biến tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn theo độ tuổi
1.1 Đối với trẻ từ 0 đến 3 tuổi
Đây là độ tuổi sơ sinh và chưa nắm được nhận thức bố mẹ đã ly hôn. Tuy ít nhận biết nhưng trẻ vẫn cảm nhận được những thay đổi cảm xúc của bố mẹ, hãy luôn để ý đến thái độ và hành động của trẻ và luôn trò chuyện với con để tinh thần con an tâm hơn.
1.2 Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Độ tuổi đi mẫu giáo của trẻ đã được hình thành nhận thức nhất định. Trẻ đã nhận biết được mình là trung tâm được bố mẹ chăm sóc, quan tâm. Việc thay đổi chỗ ở và xa bố hay mẹ sẽ khiến trẻ có nhiều thắc mắc.
Tâm lý con trẻ khi cha mẹ ly hôn ở độ tuổi này sẽ tự cho rằng trẻ đang phạm lỗi, đang hư nên bố mẹ mới không còn bên bé nhiều nữa. Trẻ sẽ tự cho rằng những điều mình phạm sai như biếng ăn, hay khóc, đái dầm,... đã khiến cha mẹ giận dỗi và không còn như trước. Độ tuổi này khiến trẻ sợ xa cha mẹ và sợ bóng tối, vắng người hơn bao giờ hết.
1.3 Tâm lý của trẻ trên 6 tuổi
Trẻ đã bắt đầu đi học cấp 1 và sẽ vô cùng đau buồn khi bố mẹ quyết định ly hôn. Trẻ sẽ mang theo thái độ chống đối khi bố hay mẹ quyết định tìm hiểu và đến với một người mới. Tâm lý của trẻ nhất là từ 9-12 tuổi sẽ trở nên tức tối, đổ lỗi và không chấp nhận được khi không có cả bố lẫn mẹ ở bên mình.
Trẻ sẽ sinh ra tâm thế cáu gắt và chống đối trước những lời nói của bạn. Có thể sẽ mang theo mặc cảm và xấu hổ với bạn bè đồng trang lứa. Tâm sự của những đứa con có bố mẹ ly hôn khác lại lựa chọn giả vừa vui vẻ để không khiến bố/mẹ buồn, nhưng điều này cũng rất nguy hiểm với tâm lý của trẻ.
2. Làm sao để tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn dễ dàng thích ứng hơn?
Dù bố mẹ đã chia tay không còn tình cảm, vẫn nên cho con được liên lạc với đối phương thường xuyên (điện thoại, đi chơi, video call,..) dù không thường xuyên chăm sóc trẻ nhưng đây vẫn là liều thuốc an thần hữu ích để tâm lý trẻ ổn định hơn. Hãy dành ra một khoảng thời gian nhất định để thăm và đi chơi cùng trẻ dù chỉ là khoảng thời gian ngắn. Hãy đúng giờ và thực hiện lời đã hứa với con trẻ.
Dù bạn có thể có con với người chồng/vợ mới, đừng lãng quên đứa con trước của mình. Hãy nhớ ngày sinh của con và giành cho con sự chia sẻ, ấm cúng gia đình trong các dịp lễ, dịp đặc biệt mà con mong chờ.
3. Cách điều chỉnh tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn
3.1 Dành cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi
Duy trì những thói quen của trẻ như cũ: không gian ngủ và ăn uống của trẻ. Dành thời gian cho trẻ và ôm, hôn, động viên con nhiều hơn. Tâm hồn trẻ con độ tuổi này rất mong manh và cần tình thương từ cả cha lẫn mẹ.
3.2 Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Cha mẹ phải đồng lòng cùng nhau dành tình yêu, thời gian và công sức cho con nhỏ dù đã ly hôn. Sự phát triển của trẻ sau này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc điều chỉnh tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn ra sao.
Tuy nhiên, để chuẩn bị tâm lý cho con khi bố mẹ ly hôn thì không nên để trẻ ngủ chung thường xuyên sẽ tạo thành sự dựa dẫm. Độ tuổi này cha mẹ có thể giải thích nguyên nhân bố mẹ ly hôn là không phải do lỗi lầm con tạo ra để trấn an tâm lý của con hơn. Khẳng định việc bố mẹ đã ly hôn và trả lời những câu hỏi của trẻ một cách thẳng thắn, chia sẻ về nơi ở mới của bố mẹ và khẳng định sẽ luôn yêu con để giúp con không còn sợ hãi.
3.2 Với con trẻ từ 6 tuổi trở lên
Độ tuổi này trẻ đang nhạy cảm và tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn ở độ tuổi này sẽ dễ nhận thức hơn. Bố mẹ hãy cố gắng giữ nếp sống sinh hoạt của con như thường ngày, đảm bảo với con sự ổn định về tài chính, tinh thần và không để cuộc ly hôn làm ảnh hưởng cuộc sống của trẻ ở nhà và trên trường. Nếu bắt buộc phải đổi chỗ ở, vẫn để con bạn học ở môi trường cũ đến khi hoàn thành để không khiến trẻ ám ảnh vì nguyên nhân ly hôn khiến trẻ phải rời xa bạn bè, trường lớp.
Trầm cảm, lo lắng luôn tồn tại ở những trẻ lớn hơn. Việc cha mẹ tâm sự, chia sẻ, giải đáp thắc mắc cùng con một cách nhẹ nhàng sẽ giúp những cảm xúc của con ổn định hơn. Tránh để trẻ nhìn thấy những sự nóng giận, tranh chấp từ phía cha mẹ.
Hy vọng bài viết từ TDOCTOR đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ và biết cách hạn chế đi những tổn thương tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn qua từng độ tuổi khác nhau. Từ đó mang lại cho trẻ sự an tâm về tinh thần sau khủng hoảng từ cha mẹ. Mọi thắc mắc về tư vấn tâm sinh lý, bệnh, thắc mắc y học của bạn vui lòng liên hệ TDOCTOR.vn để được giải đáp một cách tận tình và chi tiết nhất!
0 bình luận