Kiểm tra sức khoẻ

Thang đo khả năng tự phục hồi (CD-RISC-10)- trắc nghiệm online

2021-11-11 16:52:55

Khả năng phục hồi không phải là một khái niệm dễ định nghĩa. Những định nghĩa này rất rộng có ba cách tiếp cận khác nhau: một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng khả năng phục hồi nằm ở con người (đặc điểm), những người khác đề xuất khả năng phục hồi như một kết quả hoặc hành vi, và những người khác hiểu nó như một quá trình.

Thang đo khả năng tự phục hồi (CD-RISC-10)- trắc nghiệm online Thang đo khả năng tự phục hồi (CD-RISC-10)- trắc nghiệm online

Mối quan tâm đến khả năng phục hồi đã tăng lên trong vài thập kỷ qua do mối quan hệ của nó với sức khỏe, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống. Một số công cụ đã được phát triển để đo lường khả năng phục hồi, với một trong những công cụ phổ biến nhất là Thang đo khả năng phục hồi của Connor-Davidson (CD-RISC). Thang điểm này đã được xác nhận ở nhiều nền văn hóa với các kết quả khác nhau. 

 
Thang đo khả năng phục hồi của Connor-Davidson - CD-RISC (Connor & Davidson, 2003) là một trong những công cụ phổ biến nhất để đánh giá khả năng phục hồi ở người lớn. Mỗi mục được đánh giá trên thang điểm năm (0 = không đúng hoàn toàn đến 4 = gần như luôn đúng). Tổng điểm nằm trong khoảng từ 0 đến 100, với số điểm càng cao tương ứng với mức độ phục hồi càng cao. Nghiên cứu ban đầu báo cáo rằng thang điểm bao gồm năm yếu tố: yếu tố 1 mô tả khái niệm về năng lực cá nhân, tiêu chuẩn cao và tính kiên trì; yếu tố 2 liên quan đến sự tin tưởng vào bản năng của một người, khả năng chịu đựng ảnh hưởng tiêu cực và tác động tăng cường của căng thẳng; yếu tố 3 liên quan đến sự chấp nhận tích cực thay đổi và các mối quan hệ an toàn; yếu tố 4 đề cập đến sự kiểm soát; và yếu tố 5 liên quan đến ảnh hưởng tâm linh. Thang đo có đặc tính đo lường tâm lý tốt (Cronbach's alpha = 0,89; độ tin cậy kiểm định lại: hệ số tương quan nội hạt = 0,87), nhưng độ tin cậy của các yếu tố không được báo cáo.

Thang đo khả năng tự phục hồi (CD-RISC-10)-Online

Bảng điểm Sàng lọc Tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi M-CHAT-R.

Hãy trả lời các câu hỏi sau về con bạn. Hãy nghĩ về cách cư xử thường xuyên của trẻ. Nếu bạn đã thấy trẻ có cách cư xử như vậy một vài lần, mà không phải thường xuyên thì hãy trả lời là không. Khoanh câu trả lời là có hoặc không cho tất cả các câu hỏi. Cảm ơn bạn.

1. Nếu bạn chỉ vào một điểm trong phòng, con bạn có nhìn theo không? (VÍ DỤ, nếu bạn chỉ vào đồ chơi hay con vật, con bạn có nhìn vào đồ chơi đó hay con vật đó không?)
2. Bạn có bao giờ tự hỏi liệu con bạn có bị điếc không?
3. Con bạn có chơi trò chơi tưởng tượng hoặc giả vờ không? (VÍ DỤ, giả vờ uống nước từ một cái cốc rỗng, giả vờ nói chuyện điện thoại, hay giả vờ cho búp bê hoặc thú giả ăn?)
4. Con bạn có thích leo trèo lên đồ vật không? (VÍ DỤ, trèo lên đồ đạc trong nhà, đồ chơi ngoài trời, hoặc leo cầu thang)
5. Con bạn có làm các chuyển động ngón tay một cách bất thường đến gần mắt của bé không? (VÍ DỤ, con bạn có vẫy/ đưa qua đưa lại ngón tay gần mắt của bé)
6. Con bạn có dùng ngón tay trỏ của bé để yêu cầu việc gì đó, hoặc để muốn được giúp đỡ không? (VÍ DỤ, chỉ vào bim bim hoặc đồ chơi ngoài tầm với)
7. Con bạn có dùng một ngón tay để chỉ cho bạn thứ gì đó thú vị mà trẻ thích thú không? (VÍ DỤ, chỉ vào máy bay trên bầu trời hoặc 1 cái xe tải lớn trên đường)
8. Con bạn có thích chơi với những đứa trẻ khác không? (VÍ DỤ, con bạn có quan sát những đứa trẻ khác, cười với những trẻ này hoặc tới chơi với chúng không)
9. Con bạn có khoe bạn những đồ vật bằng cách mang hay ôm chúng đến cho bạn xem- không phải để được bạn giúp đỡ, chỉ để chia sẻ với bạn không? (VÍ DỤ, khoe với bạn 1 bông hoa, thú giả, hoặc 1 cái xe tải đồ chơi)
10. Con bạn có đáp lại khi được gọi tên không? (VÍ DỤ, con bạn có ngước tìm người gọi, nói chuyện, hay bập bẹ, hoặc ngừng việc bé đang làm khi bạn gọi tên của bé?)
11. Khi bạn cười với con bạn, con bạn có cười lại với bạn không?
12. Con bạn có cảm thấy khó chịu bởi những tiếng ồn xung quanh? (VÍ DỤ, con bạn có hét lên hay khóc khi nghe tiếng ồn của máy hút bụi, hoặc nhạc to?)
13. Con bạn của bạn có đi bộ không?
14. Con bạn có nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói chuyện với bé, chơi cùng bé hoặc mặc quần áo cho bé không?
15. Con bạn có bắt chước những điều bạn làm không? (VÍ DỤ, vẫy tay bye bye, vỗ tay, hoặc tạo ra những âm thanh vui vẻ khi bạn làm)
16. Nếu bạn quay đầu để nhìn gì đó, con bạn có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn cái gì không?
17. Con bạn có cố gắng gây sự chú ý để bạn phải nhìn vào bé không? (VÍ DỤ, con bạn có nhìn bạn để được bạn khen ngợi, hoặc nói “nhìn” hoặc “nhìn con”?)
18. Con bạn của bạn có hiểu bạn nói gì khi bạn yêu cầu con làm không? (VÍ DỤ, Nếu bạn không chỉ tay, con bạn có hiểu “để sách lên ghế” hoặc “đưa mẹ/bố cái chăn”không?)
19. Nếu có điều gì mới lạ, con bạn có nhìn bạn để xem bạn cảm thấy thế nào về việc xảy ra không? (VÍ DỤ, nếu con bạn nghe thấy 1 âm thanh lạ hoặc thú vị, hoặc nhìn thấy đồ chơi mới, con bạn có nhìn bạn không?)
20. Con bạn có thích những hoạt động mang tính chất chuyển động không? (VÍ DỤ, được lắc lư hoặc nâng lên hạ xuống trên đầu gối của bạn không?

0 bình luận

Gửi ý kiến bình luận
Xem thêm
Rất hữu ích Rất hữu ích
Hữu ích Hữu ích
Bình thường Bình thường

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe

hãy liên hệ với Tdoctor thông qua cách thức đặt câu hỏi trực tuyến Tại đây.
Hoặc mời bạn liên hệ qua Hotline/ Zalo: 0393.167.234 hay có thể tìm bác sĩ tại đây
Trân trọng.