Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Thông tin dược chất Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-18470-14

Đóng gói:

Hộp 1 lọ 10ml và một đầu phun

Tiêu chuẩn:

NSX

Tuổi thọ:

48 tháng

Công ty sản xuất:

Ferrer Internacional S.A.

Quốc gia sản xuất:

Spain

Công ty đăng ký:

Tedis

Quốc gia đăng ký:

Tedis

Loại thuốc:

Hormon Corticosteroid

Hướng dẫn sử dụng

Liều lượng:

  • Suy thượng thận tiên phát mạn, suy thượng thận thứ phát: Liều thông thường: 20 mg uống sáng sớm và 10 mg uống buổi chiều, để bắt chước nhịp sinh học 24 giờ trong cơ thể.

  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (hội chứng thượng thận - sinh dục): Liều uống thông thường: 0,6 mg/kg/ngày chia làm 2 hoặc 3 liều, cùng với fluorocortison acetat 0,05 - 0,2 mg/ngày.

  • Tình huống cấp cứu: Dùng thuốc tiêm hydrocortison tan trong nước:

  • Hen nặng cấp (trạng thái hen): Liều thông thường tiêm tĩnh mạch: 100 mg cho đến 500 mg hydrocortison, lặp lại 3 hoặc 4 lần trong 24 giờ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh.

  • Trẻ em cho tới 1 năm tuổi: 25 mg; 1 - 5 tuổi: 50 mg; 6 - 12 tuổi: 100 mg.

  • Truyền dịch và điện giải khi cần để điều chỉnh bất cứ rối loạn chuyển hóa nào.

  • Cũng có thể tiêm bắp hydrocortison, nhưng đáp ứng có vẻ chậm hơn tiêm tĩnh mạch.

  • Sốc nhiễm khuẩn: Liều rất cao ban đầu tiêm tĩnh mạch 1 g, nhưng lợi ích còn chưa rõ ràng. Khi sốc nguy hiểm đến tính mạng, có thể tiêm 50 mg/kg ban đầu và tiêm lặp lại sau 4 giờ và/hoặc mỗi 24 giờ nếu cần. Liệu pháp liều cao được tiếp tục đến khi tình trạng người bệnh ổn định và thường không nên tiếp tục dùng quá 48 - 72 giờ để tránh tăng natri huyết.

  • Sốc phản vệ: Bao giờ cũng phải tiêm adrenalin đầu tiên và sau đó có thể tiêm tĩnh mạch hydrocortison với liều 100 - 300 mg.

  • Suy thượng thận cấp: Liều đầu tiên 100 mg, lặp lại cách 8 giờ một lần. Liều này thường giảm dần trong 5 ngày để đạt liều duy trì 20 đến 30 mg/24 giờ.

Thông tin về dược chất

1. Loại thuốc:

Glucocorticosteroid, Corticosteroid

2. Dạng thuốc và Hàm lượng:

  • Kem: 0,5%, 1%, 2,5%.

  • Gel: 0,5%, 1%.

  • Thuốc xức: 0,25%, 0,5%, 1%, 2,5%.

  • Thuốc mỡ: 0,25%, 1%, 2,5%.

  • Dung dịch (dùng ngoài): 0,5%, 1%, 2,5%.

  • Viên nén (uống): 5, 10, 20 mg.

  • Hỗn dịch Hydrocortison Acetat để tiêm: 25 mg/ml và 50mg/ml (tính theo dẫn chất Acetat).

  • Dung dịch Hydrocortison Natri Phosphat để tiêm: 50 mg/ml (tính theo Hydrocortison).

  • Bột Hydrocortison Natri Sucinat để tiêm: 100 mg, 250 mg, 500 mg và 1 g (tính theo Hydrocortison).

  • Thuốc được pha để tiêm bắp hay tĩnh mạch theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, và nếu cần để truyền tĩnh mạch, thì pha loãng tiếp đến nồng độ 0,1 - 1 mg/ml bằng dung dịch Dextrose 5% hoặc natri clorid 0,9%.

Chống chỉ định

Người bệnh nhiễm khuẩn (đặc biệt trong lao tiến triển), nhiễm virus (thủy đậu, Zona, Herpes giác mạc), nhiễm nấm bệnh hay kí sinh trùng chỉ được dùng Glucocorticoid sau khi đã được điều trị bằng các thuốc chống nhiễm các bệnh kể trên.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra: Trong điều trị Glucocorticoid dài ngày, tác dụng phụ phổ biến nhất là trạng thái dạng Cushing và chứng loãng xương ở một mức độ nào đó. Ngược lại, tác dụng phụ rất hiếm xảy ra với liệu pháp tiêm liều cao ngắn ngày.

  • Thường gặp

    • Cơ xương: Loãng xương, teo cơ.

    • Nội tiết: Hội chứng dạng Cushing ở một mức độ nào đó, chậm lớn ở trẻ em; không đáp ứng thứ phát của vỏ thượng thận và tuyến yên, đặc biệt trong thời gian stress, như khi bị chấn thương, phẫu thuật hoặc bị bệnh, tăng cân.

  • Ít gặp

    • Rối loạn tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, chảy máu vết loét, loét ruột non...

    • Rối loạn tâm thần: Hưng phấn quá độ, lú lẫn, trầm cảm khi ngừng thuốc.

  • Hiếm gặp

    • Phản ứng ở da: Viêm da tiếp xúc, teo da, chậm lành sẹo.

    • Miễn dịch: Phản ứng miễn dịch, phản ứng dạng phản vệ kèm co thắt phế quản.

    • Nhiễm khuẩn do vi khuẩn cơ hội gây bệnh với độc lực thấp.

Cách xử trí

  • Có thể giảm thiểu hội chứng dạng Cushing và chứng loãng xương bằng cách chọn cẩn thận chế phẩm thuốc Steroid, chương trình dùng thuốc cách một ngày hoặc ngắt quãng; liệu pháp phụ trợ có thể có hiệu quả trong điều trị loãng xương do Steroid (canxi, vitamin D...).

  • Phải thường xuyên quan tâm đến nhiễm khuẩn do vi khuẩn cơ hội. Nếu cần, phải dùng kháng sinh.

Lưu ý

1. Thận trọng:

  • Khi dùng liều cao, cần rất thận trọng ở người bệnh bị loãng xương, mới nối ruột, loạn tâm thần, loét dạ dày tá tràng, lao, tăng huyết áp do đái tháo đường, suy tim và ở trẻ em đang lớn.

  • Không bao giờ được dùng Glucocorticoid trong nhiễm khuẩn đang tiến triển, trừ trường hợp đã dùng thuốc chống nhiễm khuẩn trước đó. Mặt khác, vẫn có nguy cơ làm tăng nhiễm khuẩn do bị ức chế miễn dịch khi dùng Glucocorticoid.

  • Thời kỳ mang thai: Thử trên động vật, Glucocorticoid có tác dụng có hại trên thai. Tuy nhiên, các kết quả này không tương ứng ở người. Dù vậy, dùng thuốc kéo dài, liều cao sẽ gây nguy cơ ức chế vỏ thượng thận của thai. Dùng trước khi chuyển dạ, Glucocorticoid có tác dụng bảo vệ chống lại hội chứng suy hô hấp rất nguy hiểm cho trẻ đẻ non. Ðiều trị hen cho người mang thai nên phối hợp Glucocorticoid, vì bản thân hen là một nguy cơ lớn đối với thai.

  • Thời kỳ cho con bú: Hydrocortison bài tiết qua sữa, gây nguy cơ cho trẻ nhỏ, thậm chí ngay cả với liều bình thường.

Quá liều

Rất hiếm gặp quá liều gây nên ngộ độc cấp hoặc gây chết. Trong các trường hợp quá liều, không có thuốc đối kháng điển hình, chỉ điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

  • Dùng đồng thời Corticoid với các thuốc Barbiturat, Carbamazepin, Phenytoin, Primidon, Rifampicin, thì Corticoid bị tăng chuyển hóa và giảm tác dụng.

  • Khi dùng đồng thời Corticoid với các thuốc lợi tiểu làm giảm Kali, như các Thiazid, Furosemid thì càng tăng sự thiếu hụt Kali.

  • Dùng đồng thời Corticoid và các thuốc chống viêm không Steroid sẽ làm tăng tỷ lệ chảy máu và loét dạ dày - tá tràng.

  • Corticosteroid cũng làm thay đổi đáp ứng của người bệnh với các thuốc chống đông máu.

  • Corticosteroid làm tăng nhu cầu thuốc chống đái tháo đường và thuốc chống tăng huyết áp.

  • Corticosteroid có thể làm giảm nồng độ Salicylat trong huyết thanh và làm giảm tác dụng của thuốc chống Muscarin trong bệnh nhược cơ.