Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VN-18600-15

Đóng gói:

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Tiêu chuẩn:

USP 34

Tuổi thọ:

24 tháng

Công ty sản xuất:

Laboratorios Bago S.A

Quốc gia sản xuất:

Argentina

Công ty đăng ký:

Laboratorios Bago S.A

Quốc gia đăng ký:

Laboratorios Bago S.A

Loại thuốc:

Thuốc chống co giật

Hướng dẫn sử dụng

Bệnh động kinh

Người lớn: liều khởi đầu không được dùng quá 1,5 mg/ngày, chia làm 3 lần. Liều có thể được tăng thêm từ 0,5 đến 1 mg, cứ 3 ngày một lần tăng, cho đến khi cơn động kinh đã được kiểm soát hoặc khi tác dụng không mong muốn xuất hiện ngăn cản không cho phép tăng liều nữa.

Liều duy trì vào khoảng 4 - 8 mg/ngày, chia làm 3 lần, tùy theo đáp ứng của từng người bệnh. Liều tối đa hàng ngày là 20 mg.

Trẻ còn bú và trẻ em (dưới 10 tuổi hoặc 30 kg cân nặng). Liều khởi đầu: 0,01 - 0,03mg/ kg/ ngày, chia làm 3 lần. Từng 3 ngày một, có thể tăng thêm không quá 0,25 - 0,5mg/ 24 giờ, chia 3 lần cho tới liều duy trì: 0,1 - 0,2mg/ kg/ 24 giờ, chia làm 3 lần. Liều tối đa: 0,2mg/ kg/ 24 giờ.

Clonazepam đôi khi cũng được dùng để thay thế các thuốc benzodiazepin khác trong xử trí cấp cứu trạng thái động kinh liên tục; liều thường dùng là 1 mg tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 30 giây; với trẻ em dùng liều 500mg. Ðã dùng tới 3mg hòa trong 250ml dung môi thích hợp để tiêm truyền tĩnh mạch chậm.

Chứng hoảng sợ

Người lớn: Liều khởi đầu là 0,25mg x 2 lần/ ngày. Ðối với phần lớn người bệnh, liều có thể tăng đến 1mg/ ngày, sau 3 ngày.

Trẻ còn bú và trẻ em: Chưa có kinh nghiệm sử dụng lâm sàng clonazepam trong điều trị chứng hoảng sợ với người bệnh dưới 18 tuổi.

Khi ngừng điều trị phải giảm từ từ, cứ 3 ngày giảm 0,125mg, cho tới khi dừng hẳn.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Clonazepam chống chỉ định đối với người bệnh có bệnh gan, bệnh glôcôm góc đóng cấp và người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các chất Benzodiazepin.

Tác dụng phụ

Buồn ngủ, hoa mắt, đứng không vững, có vấn đề về phối hợp, khó suy nghĩ, giảm trí nhớ, tăng tiết nước bọt, đau cơ hoặc đau khớp, đi tiểu thường xuyên, mờ mắt, thay đổi ham muốn hoặc khả năng tình dục, phát ban, nổi mề đay, sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc họng, khó thở hoặc khó nuốt, khàn tiếng, khó thở. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Ðối với glôcôm góc mở đang được điều trị.

Ðối với người bệnh có rối loạn chức năng thận (để tránh tích tụ các chất chuyển hóa của Clonazepam) hoặc có bệnh hô hấp (vì thuốc gây tăng tiết nước bọt và có khả năng ức chế hô hấp).

Thận trọng khi ngừng điều trị Clonazepam ở người bệnh động kinh. Ngừng Clonazepam đột ngột ở người bệnh đang điều trị Clonazepam dài hạn liều cao có thể gây trạng thái động kinh, do đó việc ngừng Clonazepam phải được tiến hành từng bước và đồng thời có thể chỉ định một thuốc chống co giật khác thay thế.

Do Clonazepam có khả năng làm suy giảm khả năng phán đoán tư duy hoặc vận động nên người bệnh dùng thuốc cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Khi dùng thuốc cho những người bệnh có động kinh phức hợp thì Clonazepam có thể làm gia tăng tỷ lệ xuất hiện hoặc thúc đẩy xuất hiện nhanh các cơn động kinh co giật toàn bộ. Trong trường hợp này, cần sử dụng thêm các thuốc chống co giật khác hoặc tăng liều lượng thuốc. Sử dụng đồng thời cả 2 thuốc acid Valproic và Clonazepam có thể làm xuất hiện động kinh liên tục cơn vắng.

  • Phụ nữ có thai: Do Clonazepam có khả năng gia tăng nguy cơ gây dị dạng bẩm sinh cho thai nhi nên trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được dùng Clonazepam. Trong trường hợp cần thiết nếu thuốc phải dùng trong thời kỳ mang thai hoặc người bệnh bắt đầu mang thai trong khi dùng thuốc thì phải thông báo cho người bệnh biết mối nguy cơ đối với bào thai. Do tác dụng gây quái thai của các thuốc chống động kinh nên cần quan tâm săn sóc chu đáo về mặt lâm sàng đối với những phụ nữ bị bệnh động kinh trong độ tuổi sinh đẻ. Cần thông báo cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ biết rằng khi sử dụng thuốc chống động kinh thì có nguy cơ gây quái thai kèm theo.

  • Bà mẹ cho con bú: Những người mẹ đang dùng Clonazepam không được cho con bú.

Quá liều

Buồn ngủ, nhầm lẫn, hôn mê.

nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

  • Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em.

  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Tương tác

Sử dụng Clonazepam đồng thời với những thuốc gây cảm ứng Cytochrom gan P450 như Phenytoin và Phenobarbital có thể làm tăng chuyển hóa của Clonazepam và làm giảm nồng độ thuốc trong huyết tương. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương của Clonazepam cũng như của các thuốc Benzodiazepin khác tăng lên khi sử dụng rượu, thuốc gây mê, thuốc ngủ, thuốc giải lo, thuốc chống loạn thần, thuốc ức chế Monoamin Oxydase (IMAO) và các thuốc chống co giật khác. Tuy chưa có nghiên cứu lâm sàng, nhưng dựa trên mối liên quan của Cytochrom P450 3A với chuyển hóa Clonazepam, các chất ức chế hệ thống enzym này, đặc biệt các thuốc chống nấm loại uống, phải được dùng thận trọng cho người bệnh đang dùng Clonazepam.

Clonazepam không làm thay đổi dược động học của các thuốc Phenytoin, Carbamazepin, hoặc Phenobarbital.