Hiển thị tất cả Hướng dẫn sử dụng Chống chỉ định Tác dụng phụ Lưu ý Quá liều Bảo quản Tương tác

Hình ảnh thuốc

Tóm tắt thuốc

Số đăng ký:

VNA-4626-01

Đóng gói:

Hộp 1 vỉ x 12 viên

Tiêu chuẩn:

Tuổi thọ:

Quốc gia sản xuất:

Công ty đăng ký:

Quốc gia đăng ký:

Loại thuốc:

Kháng sinh

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn: 

    • Liều thường dùng: uống 1 viên, cứ 8 giờ một lần.

    • Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: uống 1 – 2 viên, ngày 2 lần hoặc 1 viên, ngày 3 lần.

    • Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn: uống 2 viên, ngày 3 lần. Tối đa 4g/ngày.

  • Trẻ em ≥ 25kg:

    • Liều thường dùng: uống 20 – 40mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần.

    • Viêm tai giữa: 40mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần, nhưng liều tổng cộng trong ngày không quá 1g.

  • Người bệnh suy thận: uống 40mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 – 3 lần.

    • Nếu độ thanh thải creatinin 10 – 50ml/phút: dùng 50 % liều thường dùng.

    • Nếu độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: dùng 25 % liều thường dùng. Người bệnh phải thẩm tách máu: liều khởi đầu từ 1 – 4 viên trước khi thẩm tách máu và duy trì liều điều trị 1 – 2 viên, 6 – 8 giờ 1 lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.

Thông tin về dược chất

Chống chỉ định

Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.

Tác dụng phụ

Tiêu chảy, phát ban da nặng, ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè, đau khớp, cảm sốt, lở loét gây đau ở miệng hoặc cổ họng, ngứa và tiết dịch âm đạo. Cefaclor có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.

Lưu ý

1. Thận trọng:

Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Cephalosporin, đặc biệt với Cefaclor, hoặc với Penicilin, hoặc với các thuốc khác. Phải thận trọng với người bệnh dị ứng với Penicilin vì có mẫn cảm chéo. Tuy nhiên tần số mẫn cảm chéo với Penicilin thấp. Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thận trọng đối với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng. Cần thận trọng khi dùng Cefaclor cho người có chức năng thận suy giảm nặng. Vì nửa đời của Cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2,3 - 2,8 giờ (so với 0,6 - 0,9 giờ ở người bình thường) nên thường không cần điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận trung bình nhưng phải giảm liều ở người suy thận nặng. Vì kinh nghiệm lâm sàng trong sử dụng Cefaclor còn hạn chế, nên cần theo dõi lâm sàng. Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng Cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng độc cho thận hoặc với thuốc lợi niệu Furosemid, Acid Ethacrynic.

Test Coombs (+) trong khi điều trị bằng Cefaclor. Trong khi làm phản ứng chéo truyền máu hoặc thử test Coombs ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng Cefaclor trước khi đẻ, phản ứng này có thể (+) do thuốc.

Tìm Glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả.

Phụ nữ có thai: Chưa có công trình nào được nghiên cứu đầy đủ ở người mang thai. Do đó, Cefaclor chỉ được chỉ định dùng ở người mang thai khi thật cần thiết.

Bà mẹ cho con bú: Nồng độ Cefaclor trong sữa mẹ rất thấp. Tác động của thuốc trên trẻ đang bú mẹ chưa rõ nhưng nên chú ý khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.

Quá liều

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: đau dạ dày, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản viên nén và viên nang ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp. Bảo quản thuốc lỏng trong tủ lạnh, đậy kín và loại bỏ thuốc không sử dụng sau 14 ngày. Không đông lạnh thuốc.

Tương tác

  • Dùng đồng thời Cefaclor và Warfarin hiếm khi gây tăng thời gian Prothrombin, gây chảy máu hay không chảy máu về lâm sàng. Ðối với những người bệnh này, nên theo dõi thường xuyên thời gian Prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết.

  • Probenecid làm tăng nồng độ Cefaclor trong huyết thanh.

  • Cefaclor dùng đồng thời với các thuốc kháng sinh Aminoglycosid hoặc thuốc lợi niệu Furosemid làm tăng độc tính đối với thận.

Whoops, looks like something went wrong.